Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sự tập trung có thể luyện tập cũng như cải thiện được thông qua các bài tập hoặc mẹo vặt hữu ích. Hãy tham khảo ngay những mẹo sau để cải thiện sự tập trung cho trí não nhé!
7. Nghỉ ngơi đủ
Tại sao nghỉ ngơi lại có thể giúp tăng khả năng tập trung? Điều này nghe có vẻ không đúng chút nào, nhưng các chuyên gia đã khẳng định việc nghỉ ngơi thực sự mang lại hiệu quả.
Nếu cảm thấy không thể tập trung hay căng thẳng vì không hoàn thành được công việc được giao, hãy thả lỏng, đi lại một chút hoặc đi ra ngoài và lấy một chút ánh nắng mặt trời hay ăn vặt. Khi trở lại làm việc bạn có thể sẽ thấy ngạc nhiên vì khả năng tập trung, nguồn năng lượng dồi dào và khả năng sáng tạo của mình.
8. Nghe nhạc
Nghe nhạc khi đang học hoặc làm việc có thể làm tăng sự tập trung. Thậm chí nếu không thích nghe nhạc, có thể nghe những âm thanh như nhiễu trắng, nhạc cổ điển, đặc biệt là nhạc baroque hoặc âm thanh từ thiên nhiên có thể giúp làm tăng khả năng tập trung và cải thiện các hoạt động của não bộ.
Nếu không thích nghe nhạc cổ điển, hãy thử nghe nhạc có âm tiết nhẹ hoặc nhạc điện tử không lời. Lưu ý là chỉ nghe những âm thanh nhẹ nhàng, không quá ồn và không gây xao nhãng.
9. Đa dạng khẩu phần ăn
Loại thực phẩm chúng ta ăn cũng có ảnh hưởng đến các hoạt động nhận thức như khả năng tập trung và trí nhớ. Tránh ăn những loại thực phẩm chế biến sẵn, quá nhiều đường, quá nhiều dầu mỡ và nhiều chất béo. Dưới đây là một số loại thực phẩm nên ăn:
Cá dầu (cá hồi hoặc cá hồi chấm)
Trứng (lòng trắng và lòng đỏ)
Việt quất
Rau chân vịt
Luôn giữ cho cơ thể đủ nước. Thậm chí chỉ thiếu nước một chút cũng có thể gây khó tập trung và ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ thông tin.
Ăn sáng có thể giúp tăng cường sự tập trung vào buổi sáng. Yến mạch, sữa chua tươi không đường cùng với trái cây hoặc bánh mỳ nướng với trứng đều là lựa chọn hoàn hảo cho bữa sáng.
10. Nạp thêm caffeine
Nhiều nghiên cứu cho thấy caffeine giúp tăng khả năng tập trung và chú ý. Nếu nhận thấy khả năng tập trung của mình đang giảm, có thể uống một cốc trà hoặc cà phê để tăng sự tập trung trở lại ngay lập tức. Nếu không thích trà hoặc cà phê, có thể thay thế bằng một thanh sô cô la với 70% cacao.
Một nghiên cứu vào năm 2017 chỉ ra rằng nhưng hợp chất tự nhiên trong trà xanh matcha có thể giúp cải thiện các hoạt động nhận thức của não bộ và giúp thư giãn. Vì thế matcha cũng là một sự lựa chọn hoàn hảo.
11. Những loại thuốc bổ sung
Một số loại thuốc bổ có thể giúp tăng cường sự tập trung và cải thiện các hoạt động của não bộ. Những loại thuốc bổ sung các chất dưới đây có thể giúp tăng cường sự tập trung và tốt cho não:
Axit folic
Choline
Vitamin K
Flavonoids
Omega 3
Chiết xuất từ hạt Guarana
12. Một số hoạt động giúp tăng tập trung khác
Vẽ Doodle
Chơi tung bóng
Cố gắng không chớp mắt từ 3-5 phút
Ngậm một cái kẹo mút hoặc kẹo cứng cho đến khi tan hết, cố gắng không cắn hoặc nhai. Chú ý vào việc cảm nhận mùi vị, kết cấu của kẹo bằng lưỡi và ước tính thời gian để một cái kẹo tan hết.
Sau khi hoàn thành một trong số các hoạt động, hãy yêu cầu trẻ viết lại một cảm nhận ngắn hoặc mô tả lại về cảm nhận sau khi ăn kẹo. Những trẻ quá nhỏ có thể sử dụng những từ đơn giản để miêu tả lại.
Nhớ lại thời điểm mất tập trung và mất tập trung bằng cách nào có thể giúp họ phát triển những kỹ năng trong các hoạt động hằng ngày.
Khả năng tập trung có thể liên quan đến một số vấn đề tâm lý hoặc vật lý như:
Tăng động giảm chú ý có thể khiến cho việc học tập và ghi nhớ trở nên khó khăn ở trẻ nhỏ và người lớn. Biểu hiện là không thể chú ý, tăng động và bốc đồng. Điều trị có thể giúp cải thiện triệu chứng này.
Những bệnh tâm lý không thể chữa trị như trầm cảm, lo âu liên quan đến sự thay đổi tâm trạng gây mất tập trung và giảm khả năng học tập hoặc ghi nhớ thông tin.
Trấn thương ở đầu cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng tập trung và trí nhớ. Nhưng thường chỉ trong một thời gian ngắn.
Viễn thị và các vấn đề liên quan đến thị giác có thể làm giảm chú ý và khả năng tập trung.
Những phương pháp điều trị khác
Thiền hoặc trị liệu có thể giúp làm giảm các triệu chứng liên quan.