Tình trạng tiểu đường sẽ được cải thiến đáng kể nếu người bệnh tuân thủ một chế độ ăn uống lành mạnh, đúng cách.
1. Không thể bỏ qua các loại rau củ
Có thể thấy, ăn nhiều rau xanh mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, trong đó có cả đẩy lùi tình trạng bệnh tiểu đường. Nguồn vitamin, khoáng chất và chất xơ tự nhiên này rất tốt cho người bệnh.
Đặc biệt, hãy bổ sung củ cải, bông cải xanh, cải xoăn, rau bina,… vào thực đơn. Đây là nhưng loại ra ít calo và carbohydrat. Bạn nên ăn sống hoặc hấp và luộc để hạn chế chất béo. Khi trộn salad thì chỉ nên sử dụng một lượng dầu ăn nhỏ, kết hợp cùng các gia vị khác như tỏi, hành, tiêu, ớt,…
2. Bổ sung trái cây ít đường
Trái cây, đặc biệt là những loại ít đường như cam, quýt, bưởi, táo,… chính là nguồn cung vitamin, chất xơ và khoáng chất dồi dào cho bệnh nhân tiểu đường. Vì đường trong các loại quả là đường chậm, phải được tiêu hóa thì cơ thể mới hấp thu được nên không ảnh hưởng tới sức khỏe.
Hãy chọn ăn những trái cây tươi ít đường theo kiểu từng miếng nhỏ hoặc nguyên trái thay vì ép nước. Không ăn kèm với kem, sữa, nước sốt,… và cũng nên tránh xa các loại quả sấy khô.
3. Lựa chọn thực phẩm nhóm bột đường
Bệnh nhân tiểu đường nên lựa chọn ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt, đậu đỗ, gạo lứt hoặc bổ sung tinh bột từ rau củ. Các thực phẩm này chế biến theo kiểu hấp hay luộc thì sẽ tốt cho sức khỏe hơn chiên, xào.
Song song đó, gạo trắng, miến, bánh mì, bột sắn dây,… cần hạn chế trong khẩu phần ăn. Khi ăn tinh bột từ rau củ như khoai tây, sắn,… thì cần giảm cơm.
4. Ăn các loại thịt, cá thích hợp
Khi chế biến loại thực phẩm này, bạn nên chọn cách luộc, hấp, áp chảo hay nướng để giảm thiểu tốt đa lượng mỡ. Ngoài ra, hãy chọn ăn thịt nạc, lọc bỏ mỡ và da. Nguyên tắc này sẽ giúp bạn bổ sung đạm mà không phải lo lắng về bệnh tiểu đường.
Thịt bò là thực phẩm tốt, cần được bổ sung vào thực đơn. Axit linoleic tổng hợp trong loại thịt này có thể hỗ trợ chuyển hóa đường trong máu và phòng ngừa ung thư. Ngoài ra, cá sẽ là nguồn đạm tốt thay thế cho thịt. Đặc biệt, cá ngừ, cá hồi, cá mòi,… chứa lượng Omega-3 dồi dào, tốt cho bệnh nhân tiểu đường và tim mạch.
5. Chọn những loại chất béo tốt
Chất béo bão hòa trong kem, da và mỡ động vật,… sẽ khiến lượng cholesterol trong máu tăng cao. Chính vì vậy, người bị tiểu đường nên lựa chọn thực phẩm chứa chất béo tốt (không bão hòa).
Cụ thể, hãy thay thế chất béo nguồn gốc động vật bằng dầu đậu nành, dầu cá, olive, bơ, vừng, đậu phộng,… Tuy nhiên, khi dùng dầu olive, cần lưu ý sử dụng tại nhiệt độ thường. Vì khi được chế biến với nhiệt độ cao, dầu này có thể sản sinh ra chất độc hại, không tốt cho cơ thể.
Một số quan niệm sai lầm về chế độ ăn cho người bị bệnh đái tháo đường
Người bị bệnh đái tháo đường chỉ nên ăn miến dong, không ăn cơm: điều này hoàn toàn không chính xác. Bởi miến dong và cơm đều là 2 loại thực phẩm thuộc nhóm cung cấp chất đường bột, trong đó chỉ số đường huyết của miến dong là 95 cao hơn gạo trắng là 83.
Bệnh nhân đái tháo đường nên cắt giảm ăn tinh bột: đây cũng là một quan niệm không đúng. Chế độ ăn cho bệnh nhân đái tháo đường không nên dừng ăn tinh bột, mà cần cân đối lượng tinh bột trong ngày để đảm bảo cung cấp từ 45 – 55% năng lượng cho cơ thể.
Bệnh nhân đái tháo đường có thể ăn mì tôm thay cơm: điều này cũng không đúng. Vì mì tôm cũng nằm trong nhóm thực phẩm chứa nhiều bột đường. Do đó bệnh nhân đái tháo đường nên hạn chế ăn nhiều mì tôm. Khi ăn mì tôm cần cho thêm rau xanh (rau cải, giá đỗ, rau cải cúc,…) và các loại thực phẩm khác như tôm, thịt bò,… để cân đối các chất dinh dưỡng và hạ chỉ số đường huyết thấp hơn so với việc chỉ ăn mì tôm không.
Việc kiểm soát đường huyết trên thực tế không hề khó nếu người bệnh thực hiện một chế độ sống khoa học, lành mạnh và ăn uống điều đồ. Nên lưu ý ăn những loại thực phẩm có lợi cho bệnh đái tháo đường và bài trừ những quan niệm sai lầm để có một sức khỏe tốt cũng như mức đường huyết ổn định.