Đã từ lâu, nghệ là nguyên liệu thiên nhiên được áp dụng trong nhiều bài thuốc dân gian. Vậy cụ thể công dụng của nghệ đối với sức khỏe là gì?
1. Công dụng của nghệ là ngăn ngừa ung thư
Đây là một trong những lợi ích tuyệt vời nhất mà nghệ mang lại cho cơ thể. Các nghiên cứu cho thấy tỉ lệ ung thư ở Ấn Độ thấp hơn nhiều so với các nước khác. Nguyên nhân là do người dân quốc gia này ăn thường xuyên các món ăn có gia vị là nghệ.
Vì thành phần chính trong loại thực phẩm này là curcumin – một chất giúp phòng ngừa ung thư hiệu quả. Do đó, bạn nên bổ sung nghệ, hoặc tinh bột nghệ, kết hợp cùng với bông cải xanh, bắp cải, củ cải,… vào thực đơn hằng ngày để giảm thiểu nguy cơ ung thư hoặc làm chậm sự phát triển của các khối u.
2. Tốt cho hệ tiêu hóa
Các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa ảnh hưởng nhiều tới đời sống sinh hoạt hằng ngày của con người. Bất kỳ độ tuổi nào cũng có nguy cơ phải đối mặt với những triệu chứng rối loạn tiêu hóa.
Từ xưa đến nay, nghệ vàng được biết đến là một trong những nguyên liệu thiên nhiên hỗ trợ hiệu quả cho quá trình tiêu hóa nhờ khả năng kháng khuẩn, kháng virus ấn tượng. Các bệnh lý về gan, đầy hơi, khó tiêu, viêm loét đại tràng,… sẽ thuyên giảm nếu bạn bổ sung nghệ vào gia vị nấu ăn hàng ngày.
3. Hỗ trợ điều trị tiểu đường
Nghệ giàu vitamin và chất xơ, vô cùng tốt đối với bệnh nhân tiểu đường. Do đó, loại củ này giúp kiểm soát và điều tiết được lượng insulin. Nếu thường xuyên sử dụng nghệ, tình trạng bệnh sẽ được cải thiện đáng kể.
4. Thanh lọc cơ thể
Nhắc đến các loại củ quả giúp giải độc máu, hỗ trợ thanh lọc cơ thể hiệu quả thì không thể thiếu nghệ. Loại củ này sẽ kích thích quá trình sản xuất các enzyme cần thiết cho việc giải độc của gan. Vì thế, gan sẽ hoạt động tốt hơn, từ đó, thúc đẩy lưu thông máu và bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh về gan như viêm gan, xơ gan, ung thư gan,…
5. Tăng cường hệ miễn dịch
Khó có thể phủ nhận công dụng của nghệ trong việc cải thiện hệ miễn dịch của cơ thể nhờ hoạt chất lipopolysaccharide có trong loại cũ này. Ngoài ra, những chất kháng virus, kháng khuẩn hay kháng nấm khác cũng sẽ giúp ích trong việc bảo vệ bạn khỏi sự tấn công của các nguy cơ bênh tật tiềm ẩn.
6. Cải thiện sức khỏe tim mạch
Một lần nữa thành phần curcumin trong nghệ lại phát huy tác dụng khi giúp kiểm soát lượng cholesterol và hạn chế tối đa quá trình oxy hóa chất béo. Do đó, các vấn đề liên quan tới tim mạch như xơ vữa động mạch, đột quỵ,…
Bên cạnh đó, bệnh mạch vành (thiếu máu cơ tim) cũng sẽ được đẩy lùi nếu bạn bổ sung nghệ vào bữa ăn. Nguyên nhân là do curcumin giúp co bóp túi mật, làm giảm tình trạng mỡ máu, ngăn máu cục gây tắc nghẽn mạch.
7. Giảm cân hiệu quả
Lợi ích tuyệt vời này của nghệ cũng đến từ thành phần curcumin. Chất này ngăn chặn mạch máu mới hình thành ở trong mỡ thừa, nên mô mỡ không phát triển và sinh sôi thêm. Vì thế, nếu muốn mau chóng lấy lại vóc dáng thon gọn, đừng quên bổ sung nghệ vào chế độ ăn kiêng nhé!
8. Cầm máu và làm lành vết thương
Một trong những tác dụng của nghệ mà ít ai biết đến là cầm máu. Không chỉ vậy, loại củ này còn kháng khuẩn, tránh các nguy cơ nhiễm trùng. Song song đó, dưỡng chất trong nghệ còn giúp làm lành vết thương, không để lại sẹo. Do vậy, nếu bị thương nhẹ như đứt tay, chân,… hãy thử đổ bột nghệ lên vết thương và ép lại bằng băng gạc để cầm máu nhé!
Với những công dụng quý như vậy, ngày nay, nghệ được điều chế, chiết xuất dưới nhiều dạng hoạt chất, tinh thể khác nhau để làm các loại dược phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khỏe cho con người và được ưu tiên sử dụng rất rộng rãi. Để có thể dùng nghệ và các chế phẩm của nghệ một cách hiệu quả và đúng đắn nhất, hãy đảm bảo nắm vững các quy tắc sử dụng, kết hợp cũng như những lưu ý đặc biệt. Tránh lạnh dụng nghệ quá nhiều trong mọi trường hợp.