Viêm mũi dị ứng theo mùa và những yếu tố cần phòng tránh

Trên thế giới, có khoảng 10% đến 30% dân số phải sống chung với viêm mũi dị ứng. Yếu tố thời tiết cũng là một trong số những tác nhân khiến cho tình trạng dị ứng tái phát. Mỗi mùa sẽ có một tác nhân gây bệnh đặc thù mà người bệnh cần chú ý cần phòng tránh.  

Triệu chứng bệnh 

Dấu hiệu cảnh báo viêm mũi dị ứng từ nặng đến nhẹ bao gồm: 

  • Hắt xì
  • Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi
  • Chảy nước mắt và ngứa mắt
  • Ngứa xoang, họng hoặc ống tai
  • Ù tai
  • Chảy dịch sau mũi

Một số những triệu chứng ít phổ biến hơn mà người bệnh không nên bỏ qua: 

  • Đau đầu
  • Hụt hơi
  • Thở khò khè
  • Ho
Triệu chứng bệnh  1

Viêm mũi dị ứng có các biểu hiện từ nặng tới nhẹ

Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng theo mùa

Mùa xuân

Cây cối là nguyên nhân chủ yếu gây ra các bệnh dị ứng vào mùa xuân. Trong đó cây bạch dương là nguyên nhân hàng đầu gây ra chứng viêm mũi dị ứng. Một số những loại thực vật khác cũng khởi phát bệnh:

  • Tuyết tùng
  • Tổng quán sủi
  • Hạt dẻ ngựa
  • Cây liễu 
  • Cây dương xỉ

Mùa hè

“Thủ phạm” thực sự của viêm mũi dị ứng trong mùa hè đó là các loại cỏ, chẳng hạn như:

  • Cỏ lúa mạch đen 
  • Cỏ khô
  • Cỏ dại 

Theo Tổ chức Hen phế quản và Dị ứng của Mỹ, cỏ là tác nhân phổ biến nhất gây ra bệnh viêm mũi dị ứng. 

Mùa thu 

Mùa thu là mùa của cỏ phấn hương, tên chung của 40 loài trên toàn thế giới. Đây là những loại thực vật xâm lấn rất khó kiểm soát. Phấn hoa của loài thực vật này là một trong số các chất gây dị ứng phổ biến nhất. Và các triệu chứng của dị ứng cỏ phấn hương thường nghiêm trọng hơn so với những loại khác. 

Các loài thực vật khác cũng phát tán phấn hoa trong thời điểm này bao gồm: 

  • Cây tầm ma
  • Cây ngải cứu
  • Cây sơn ca 
  • Cây bìm bịp

Mùa đông

Vào mùa đông, hầu hết các chất gây dị ứng không gây ảnh hưởng tới người bệnh viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên thời tiết lạnh đồng nghĩa với việc họ dành nhiều thời gian ở trong nhà. Người bệnh viêm mũi dị ứng theo mùa thường gặp phản ứng dị ứng với chất như:

  • Nấm mốc
  • Lông thú cưng
  • Mạt bụi
  • Gián 
Mùa đông 1

Động vật là tác nhân khiến bệnh viêm mũi dị ứng trở nặng

Các chất gây dị ứng trong nhà dễ dàng phát hiện và loại bỏ hơn so với phấn hoa ngoài không khí. Dưới đây là một số mẹo để ngăn không cho các yếu tố kích thích gây ra các triệu chứng viêm mũi dị ứng theo mùa: 

  • Giặt chăn ga gối đệm bằng nước nóng ít nhất một lần một tuần.
  • Hạn chế sử dụng các món đồ có khả năng tích bụi như thảm trải sàn, thú bông trong phòng ngủ
  • Sửa chữa và làm sạch những chỗ bị rò rỉ nước để ngăn không cho nấm mốc và sâu bệnh sinh sôi.
  • Sử dụng máy hút ẩm để duy trì độ ẩm hợp lý trong nhà
  • Không ngủ chung với thú cưng

Chẩn đoán, phòng ngừa và điều trị viêm mũi dị ứng 

Viêm mũi dị ứng dễ chẩn đoán hơn so với những bệnh dị ứng khác. Nếu các triệu chứng bệnh chỉ xảy ra vào một thời điểm nhất định trong năm thì đó là dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm mũi dị ứng theo mùa. Để chẩn đoán bệnh, người nghi bị viêm mũi dị ứng sẽ được kiểm tra tai, mũi, họng. Chỉ có một vài trường hợp mới cần xét nghiệm dị ứng. 

Cách hiệu quả nhất để ngăn không cho các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng tái phát đó là tránh xa các chất khởi phát cơn dị ứng như sau: 

  • Sử dụng máy điều hòa không khí có bộ lọc HEPA làm mát ngôi nhà vào mùa hè, thay vì dùng quạt trần. 
  • Thường xuyên kiểm tra tình hình thời tiết vào những mùa hoa nở nhiều, cố gắng ở trong nhà khi số lượng phấn hoa cao. 
  • Đóng kín cửa sổ khi vào mùa dị ứng 
  • Đeo khẩu trang chống bụi khi bạn ra ngoài, đặc biệt là vào những ngày gió
  • Tránh tuyệt đối khói thuốc lá vì chúng có khả năng làm trầm trọng hơn các triệu chứng bệnh 

Trong trường hợp vô tình hít phải chất gây kích thích viêm mũi dị ứng người bệnh nên chuẩn bị sẵn một trong số những loại thuốc được bác sĩ chỉ định và cho phép sử dụng như: 

  • Thuốc thông mũi không kê đơn và thuốc kháng histamin, ví dụ cetirizine (Zyrtec)
  • Thuốc kết hợp có chứa acetaminophen, diphenhydramine và phenylephrine
  • Thuốc kê đơn, ví dụ thuốc xịt mũi steroid

Có vài loại thuốc dị ứng có thể có các tác dụng phụ không mong muốn, chẳng hạn như buồn ngủ, chóng mặt và lú lẫn. Đối với những ca bệnh nghiêm trọng sẽ được chỉ định tiêm phòng dị ứng. 

Một số nghiên cứu đã được thực hiện liên quan đến các liệu pháp thay thế để điều trị viêm mũi dị ứng theo mùa. Các biện pháp này bao gồm sử dụng các chất:

  • Quercetin, một loại chất  tạo màu cho trái cây và rau củ
  • Lactobacillus acidophilus, vi khuẩn có lợi được tìm thấy trong sữa chua
  • Spirulina, một loại tảo xanh lam
  • Vitamin C, có một số đặc tính kháng histamin

Tuy nhiên việc sử dụng các chất thay thế cần phải có sự cho phép của bác sĩ để phòng tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. 

Các triệu chứng của viêm mũi dị ứng theo mùa gây nhiều khó chịu nếu không được điều trị đúng cách. Người bệnh cần phải chú ý tới các biểu hiện bất thường của cơ thể để có thể chẩn đoán và điều trị kịp thời. 

Ý kiến của bạn

x

Đơn đặt hàng

Để đặt mua hàng, các bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin vào ô bên dưới. Chúng tôi sẽ gọi điện lại để xác nhận đơn hàng trong thời gian sớm nhất