Vì sao hen phế quản xảy ra về đêm?

Cơn hen suyễn có thể xuất hiện vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Nhưng hầu hết người bệnh đều nhận thấy các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn vào ban đêm, điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng giấc ngủ của người bệnh. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là do đâu?

Hen phế quản và chứng rối loạn giấc ngủ

Hen phế quản về đêm có các triệu chứng như:

  • Tức ngực
  • Khó thở
  • Ho
  • Thở khò khè

Vì các triệu chứng này xảy ra liên tục vào ban đêm khiến cho người bệnh không thể ngủ, lâu dài dẫn đến tình trạng mệt mỏi vào ban ngày, dễ tức giận. Những vấn đề này ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống, khiến người bệnh khó có thể kiểm soát được triệu chứng hen phế quản. Hen phế quản về đêm tiềm ẩn rất nhiều vấn đề nguy hiểm. Nếu không phát hiện và xử lý sớm, người bệnh có thể đối mặt với nguy cơ tử vong trong khi ngủ.

Hen phế quản và chứng rối loạn giấc ngủ 1

Hen phế quản về đêm gây suy giảm chất lượng giấc ngủ

Nguyên nhân gây hen phế quản về đêm

Hiện tại vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác khiến cho bệnh hen suyễn trở nặng về đêm, có thể là do các yếu tố như: 

Tăng sản xuất chất nhầy hoặc viêm xoang

Khi ngủ, đường thở có xu hướng thu hẹp lại gây cản trở đường dẫn khí. Chính tình trạng này khiến cho người bệnh hen phế quản ho dữ dội về đêm. 

Ngoài ra hốc xoang khô cũng kích hoạt các triệu hen phế quản ở những người bệnh có đường thở nhạy cảm. Viêm xoang và hen phế quản là hai chứng bệnh thường đi đôi với nhau. 

Tư thế ngủ

Nằm thẳng lưng khi ngủ cũng có thể kích phát cơn hen phế quản về đêm. Nguyên nhân của tình trạng này là do:

  • Chất nhầy tích tụ trong đường thở (do hốc xoang khô hoặc chảy dịch mũi sau)
  • Thể tích máu trong phổi tăng
  • Giảm dung tích phổi
  • Tăng sức cản đường thở

Nhiệt độ ban đêm giảm 

Hít thở không khí lạnh vào ban đêm hoặc ngủ trong phòng điều hòa có thể khiến cho đường thở bị lạnh và mất độ ẩm. Đây là hiện tượng tương tự với chứng hen phế quản do tập thể dục khiến cho cơn hen bị kích phát đến mức khó có thể kiểm soát.

Trào ngược thực quản dạ dày

Người bệnh thường xuyên bị ợ chua, axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản rồi qua thanh quản có thể đối mặt với chứng viêm phế quản co thắt. Tình trạng co thắt, ho dữ dội trở nên nghiêm trọng hơn nếu người bệnh dùng thuốc điều trị hen suyễn làm giãn van giữa dạ dày và thực quản.  

Trong trường hợp axit từ dạ dày trào lên cổ họng, nó có thể chảy xuống khí quản, đường thở và phổi, dẫn đến phản ứng nghiêm trọng như:

  • Kích thích đường thở
  • Tăng sản xuất chất nhầy
  • Co thắt đường thở

Người bệnh mắc trào ngược dạ dày thực quản và hen phế quản cần sử dụng các loại thuốc thích hợp để chấm dứt cơn hen về đêm.

Trào ngược thực quản dạ dày 1

Trào ngược dạ dày cũng là tác nhân khiến cho cơn hen trở nên trầm trọng hơn

Pha đáp ứng muộn

Nếu người bệnh tiếp xúc với chất gây dị ứng hoặc tác nhân gây hen phế quản, tình trạng tắc nghẽn đường thở hoặc triệu chứng hen suyễn dị ứng sẽ xảy ra ngay sau đó. Cơn hen cấp tính sẽ kết thúc trong vòng 1 tiếng đồng hồ.

Tuy nhiên, 50% những người đã từng gặp phản ứng tức thì chia sẻ rằng họ cũng bị tắc nghẽn đường thở giai đoạn 2, sau khoảng 3 – 8 tiếng kể từ khi tiếp xúc với chất gây hen phế quản. Đây là pha đáp ứng muộn với các phản ứng đặc trưng như:

  • Tăng tính phản ứng đường thở
  • Phát triển tình trạng viêm phế quản
  • Thời gian tắc nghẽn đường thở kéo dài hơn bình thường  

Rất nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, nếu tiếp xúc với chất gây dị ứng vào buổi tối thì dễ gặp phải tình trạng pha đáp ứng muộn hơn so với ban ngày. 

Hormones

Epinephrine là một dạng hóc môn có sức ảnh hưởng quan trọng đến các ống phế quản: 

  • Hóc môn này có nhiệm vụ giữ cho các cơ ở thành phế quản được thư giãn nên đường thở sẽ được mở rộng 
  • Epinephrine cũng ngăn chặn việc giải phóng các chất khác, chẳng hạn như histamin – chất gây tiết chất nhầy và co thắt phế quản

Nồng độ epinephrine và lưu lượng đỉnh giảm xuống mức thấp nhất vào khoảng 4 giờ sáng, trong khi đó histamine lại có xu hướng đạt đỉnh vào thời điểm này. Chính sự suy giảm về epinephrine khiến cho các triệu chứng hen phế quản trở nên nghiêm trọng hơn về đêm.

Điều trị chứng hen phế quản về đêm

Việc điều trị hen phế quản ban đêm cũng sử dụng phác đồ tương tự với chứng hen phế quản thông thường:

  • Thuốc hít steroid để giảm viêm và ngăn chặn các triệu chứng có thể xảy ra
  • Thuốc giãn phế quản tác dụng dài để ngăn ngừa co thắt phế quản
  • Thuốc giảm tiết axit trong dạ dày cho người bệnh bị trào ngược và hen phế quản 
Điều trị chứng hen phế quản về đêm 1

Người bệnh hen phế quản nên đi khám để được kê thuốc điều trị phù hợp

Chứng hen phế quản ban đêm có thể xảy ra vào bất cứ lúc nào khi người bệnh đang ngủ, hãy chắc chắn rằng có đủ thuốc để có thể dùng bất cứ khi  nào. Ngoài ra người bệnh có thể sử dụng lưu lượng đỉnh kế để kiểm soát chức năng phổi, theo dõi và đánh giá những triệu chứng hô hấp. Ngay khi nhận thấy các triệu chứng của bệnh hen phế quản vê đêm trở nặng, người bệnh cần đến báo ngay với bác sĩ để có phương án xử lý kịp thời.

Ý kiến của bạn

x

Đơn đặt hàng

Để đặt mua hàng, các bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin vào ô bên dưới. Chúng tôi sẽ gọi điện lại để xác nhận đơn hàng trong thời gian sớm nhất