Những chấn thương khớp gối thường gặp khi chơi đá bóng

Bất kỳ môn thể thao nào cũng có thể xảy ra những chấn thương không mong muốn, trong đó bóng đá được xem là bộ môn thể thao có tỷ lệ chấn thương rất cao. Việc xử trí sớm và đúng cách giúp tăng khả năng hồi phục, hạn chế những chấn thương nghiêm trọng khi chơi bóng. 

Những chấn thương khớp gối thường gặp khi chơi đá bóng 1

Người chơi bóng đá thường gặp rất nhiều chấn thương

3 chấn thương khớp gối thường gặp

Tổn thương dây chằng ở đầu gối

Tổn thương dây chằng chéo trước là chấn thương thường gặp khi chơi bóng và khá nghiêm trọng. Nguyên nhân do lực từ bên ngoài tác động vào gối hay do lực giằng kéo từ bên trong gối. Khi hai cầu thủ va chạm nếu lực tác động từ mặt ngoài gối vào thì có thể gây tổn thương phối hợp dây chằng chéo trước và dây chằng bên trong. Đặc biệt nếu lực va chạm quá mạnh thì dây chằng chéo sau cũng có nguy cơ cao bị đứt.

Tổn thương dây chằng chéo trước cũng có thể xảy ra do lực gián tiếp từ bên trong mà không có sự va chạm với đối thủ. Nhất là khi đang chạy rồi xoay hay dừng lại đột ngột, té ngã với bàn chân bị kèm chặt dưới mặt sân. Chấn thương dây chằng càng nhiều khớp càng mất vững chắc. Nguy cơ lỏng lẻo khớp mãn tính càng tăng cao nếu không được điều trị đầy đủ.

Tổn thương sụn chêm gối

Là tổn thương hay gặp nhất ở khớp gối của cầu thủ bóng đá. Sụn chêm là một tấm sụn rất chắc chắn có hình chữ “C” nằm lót giữa hai mặt khớp xương đùi và xương chày, một ở ngoài và một ở trong. Nhiệm vụ của nó là làm giảm lực chấn động ở gối và góp phần giữ vững gối. Sụn chêm có thể bị dập – bể – rách – tróc do gối xoay vặn đột ngột quá mức hay khi gối gập duỗi quá độ hai mặt khớp xương đùi và xương chày sẽ ép bể tấm sụn chêm ở giữa. Rách sụn chêm trong thường gấp 5 lần sụn chêm ngoài. Khi sụn chêm bị tổn thương sẽ có các dấu hiệu đau khi vận động gối, sưng ít hay vừa ở khe khớp gối và nhất là bị kẹt khớp.

Tổn thương sụn khớp gối

Sụn khớp rất trơn láng cho phép gối cử động nhẹ nhàng, đồng thời chịu được sức nặng, giảm chấn động và phân bố lại lực đè ép lên mặt khớp. Tuy nhiên khi sụn khớp bị tổn thương thường rất khó lành. Tổn thương sụn khớp thường kết hợp với tổn thương dây chằng chéo trước và sụn chêm, chiếm 20% – 70% các trường hợp lỏng lẻo gối mãn tính.

Nguyên nhân là do lực tác động từ bên ngoài lên mặt khớp quá nhanh làm dập – bể sụn hoặc do gối xoay và chịu sức nặng lớn. Tổn thương sụn khớp sẽ rất nặng nếu sự dập – bể xuyên tới lớp xương dưới sụn, dẫn tới

có thể dẫn đến hư khớp theo thời gian. Ngoài

Ngoài ra, có thể gặp các chấn thương khác như: chấn thương cổ chân, chấn thương bắp chân, chấn thương cơ đùi, viêm đứt gân gót.

Chấn thương khi chơi bóng được chia làm 3 mức độ:

ĐỘ I:

  • Nhẹ: dây chằng (gân, cơ) bị kéo giãn, số lượng sợi bị rách 25%
  • Dấu hiệu: Sưng đau nhẹ, không giới hạn vận động cơ – khớp, nhưng đau tăng lên khi ấn vào vùng tổn thương.

Độ II:

  • Trung bình: dây chằng, (gân, cơ) bị rách từ 25% đến 75% bó sợi.
  • Dấu hiệu: Có thể nghe tiếng “bực” hay “rắc” tại chỗ bị thương. Sau đó đau dữ dội, sưng – bầm nhiều, giới hạn vân động khớp (cơ bắp). Khớp có thể bị mất vững.

Độ III

  • Nặng: đứt hoàn toàn số lượng sợi dây chằng (gân, cơ).
  • Dấu hiệu: Có các dấu hiệu của độ II nhưng trầm trọng hơn, cơ bị mất liên tục có thể cảm thấy khi sờ dưới da, khớp sưng nhiều, mất vững và có thể bị trật khớp.

Cần làm gì khi bị chấn thương?

Với mỗi chấn thương khi chơi bóng, đặc biệt là phần mềm thì việc xử trí ban đầu là quan trọng và rất cần thiết. Nó có thể làm giảm triệu chứng, giúp tổn thương ổn định, góp phần làm tổn thương lành tốt. Các cầu thủ phải ghi nhớ phương pháp sơ cứu RICE để áp dụng khẩn cấp khi có chấn thương:

NGHỈ NGƠI: (R – REST)

  • Nghỉ chơi ngay lập tức sau chấn thương, có thể giữ bất động vùng bị thương bằng nẹp cố định trong 24 – 72 giờ đầu.

CHƯỜM LẠNH: (I – ICE)

  • Giúp giảm chảy máu bên trong, giảm sưng, giảm viêm cấp tính.
  • Cách làm: sử dụng túi chườm lạnh hoặc đá đập nhuyễn bỏ vào bao nilon rồi bọc một khăn ướt bên ngoài (không nên chườm đá lạnh trực tiếp lên da có thể làm phỏng lạnh).
  • Thời gian: chườm tại chỗ 10 – 15 phút, nghỉ 30 – 45 phút, lặp lại nhiều lần trong ngày, không nên chườm một lần quá lâu có thể gây phỏng lạnh. Chườm lạnh có thể thực hiện trong 24 – 72 giờ đầu sau khi chấn thương.

BĂNG ÉP: (C – COMPRESSION)

  • Băng ép với mục đích làm giảm chảy máu, giảm sưng, có thể làm cùng lúc với chườm lạnh hoặc không có chườm lạnh.
  • Cách làm: sử dụng băng thun quấn dưới vùng bị tổn thương khoảng 5 – 10 cm quấn lên trên vùng tổn thương.
  • Chú ý: Những vòng đầu quấn hơi chặt sau đó lỏng dần. Không nên quấn các vòng quá chặt có thể chèn ép mạch máu thần kinh.

KÊ CAO CHI CHẤN THƯƠNG (E – ELEVATION)

  • Giúp máu trở về tim tốt hơn, làm giảm sưng và viêm nhất là đối với chi dưới, có thể nằm kê cao chân 10 – 15 cm trong 24 – 72 giờ đầu.
Cần làm gì khi bị chấn thương? 1

RICE là phương pháp sơ cứu khi gặp chấn thương trong bóng đá

Chú ý trong 48 giờ đầu không được  chườm nóng, xoa bóp, kéo nắn chi hay vùng bị tổn thương vì có thể làm mô bị tổn thương lâu lành hoặc lành với sẹo xấu. Thông thương các triệu chứng thuyên giảm sau 24 – 72 giờ, nếu sau thời gian này tổn thương không giảm nhiều hoặc tổn thương trầm trọng hơn thì nên đi khám ngay lập tức.

Chấn thương trong thể thao không thể tránh nên người chơi cần phải nắm rõ các biện pháp xử trí ban đầu để tổn thương có thể nhanh lành tránh các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe. Và cũng cần nhớ răng RICE chỉ là biện pháp sơ cứu ban đầu tùy theo mức độ tổn thương nặng nhẹ mà có sự can thiệp của các bác sĩ.

Ý kiến của bạn

x

Đơn đặt hàng

Để đặt mua hàng, các bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin vào ô bên dưới. Chúng tôi sẽ gọi điện lại để xác nhận đơn hàng trong thời gian sớm nhất