Mỡ máu gồm những thành phần gì?

Mỡ máu hay còn gọi là lipid máu, là một trong những thành phần quan trọng của cơ thể. Vậy mỡ máu gồm những thành phần nào? Người có chỉ số mỡ máu như thế nào được coi là rối loạn mỡ máu? Hiểu rõ về mỡ máu giúp chúng ta kiểm soát sức khỏe một cách hiệu quả. 

Mỡ máu hay Lipid máu là gì?

Mỡ máu là một thành phần rất quan trọng của cơ thể, trong mỡ máu có nhiều thành phần khác nhau, trong đó thành phần không thể thiếu đó chính là cholesterol. Nhiều nghĩ cholesterol là xấu nhưng thực tế không phải vậy, nó cũng quan trọng như các hormone khác trong cơ thể. Vai trò của cholesterol giúp cơ thể phát triển và hoạt động bình thường, khỏe mạnh nhưng nếu cơ thể xảy ra rối loạn thì có thể xảy ra một số bệnh lý nguy hiểm như xơ vữa động mạch.

Mỡ máu hay Lipid máu là gì? 1

Thành phần bên trong mỡ máu

Trong cơ thể có 2 loại cholesterol đó là: cholesterol xấu và cholesterol tốt. Nếu hai loại có nồng độ cân bằng thì cơ thể bình thường. Nhưng một khi cholesterol xấu tăng quá nhiều hoặc gây mất cân đối giữa 2 loại sẽ là nguy cơ gây ra các bệnh tim mạch như tai biến mạch máu hay nhồi máu cơ tim… Cholesterol xuất phát từ 2 nguồn: Nguồn từ cơ thể (tổng hợp từ gan và các cơ quan khác) và nguồn từ thức ăn (từ động vật).

Mỡ máu gồm những thành phần nào? 

Trong mỡ máu gồm có 4 thành phần đó là: LDL – Cholesterol, HDL – Cholesterol, Triglycerides, Cholesterol toàn phần.

LDL – Cholesterol (loại xấu)

Thành phần này được coi là thành phần xấu trong mỡ máu. Khi lượng LDL tăng nhiều trong máu dẫn đến lắng đọng ở thành mạch máu (đặc biệt ở tim và não) từ đó gây nên mảng xơ vữa động mạch. Mảng xơ vữa này được hình thành dần dần gây hẹp hoặc tắc mạch máu hoặc có thể vỡ ra đột ngột gây tắc cấp mạch máu dẫn đến một số bệnh lý nguy hiểm như nhồi máu cơ tim hoặc tai biến mạch máu não.

LDL cholesterol được coi là một trong những chỉ số quan trọng cần theo dõi khi điều trị bệnh máu nhiễm mỡ. LDL tăng có thể liên quan đến yếu tố gia đình, chế độ ăn, các thói quen có hại như hút thuốc lá,lười vận động hoặc liên quan các bệnh lý khác như tăng huyết áp, đái tháo đường…

HDL – Cholesterol (loại tốt)

Thành phần này chiếm khoảng 1/4 tổng số cholesterol trong máu. HDL được cho là tốt bởi nó vận chuyển cholesterol từ máu trở về gan, cũng vận chuyển cholesterol ra khỏi mảng xơ vữa thành mạch máu. Nhờ thế mà làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch cũng như các biến chứng tim mạch.

Những yếu tố làm giảm HDL – Cholesterol (loại tốt) là hút thuốc lá, lười vận động, thừa cân/béo phì… Để làm tăng HDL – Cholesterol bạn cần bỏ thuốc lá, giữ cân nặng hợp lý, tăng cường luyện tập thể dục…

Triglycerides

Để giải đáp cho câu hỏi: “Mỡ máu gồm những thành phần nào?” thì Triglyceride chính là một thành phần không thể thiếu cấu tạo mỡ máu. Chỉ số Triglyceride tăng khi bạn thừa cân, béo phì, lười tập thể dục, uống nhiều bia rượu, hút thuốc lá hay mắc bệnh đái tháo đường.

Việc Triglyceride tăng cao sẽ có các nguy cơ gây biến chứng về tim mạch.

Triglycerides 1

Mỡ máu cao tăng nguy cơ xơ vữa động mạch

Cholesterol toàn phần

Việc tăng Cholesterol toàn phần cao cũng là nguy cơ hình thành mảng xơ vữa động mạch. Nó sẽ ảnh hưởng thông qua việc tương tác với một số chất khác trong quá trình hình thành vữa xơ động mạch.

Chỉ số mỡ máu bao nhiêu là nguy hiểm?

Khi xét nghiệm mỡ máu, người bệnh cần quan tâm đến 4 chỉ số quan trọng đó là: Triglyceride, cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol (LDL-c) và HDL-cholesterol (HDL-c). Dựa vào những chỉ số này, bác sĩ có thể đánh giá bạn có bị rối loạn chuyển hóa lipid máu hay các bệnh liên quan khác như tiểu đường, tim mạch, xơ vữa động mạch không?

Chỉ số Triglycerid

  • Dưới 100 mg/dL (1,7 mmol/L): mức bình thường
  • 150 – 199 mg/dL (1,7 – 2 mmol/ L) : mức ranh giới cao
  • 200 – 499 mg/dL (2 – 6 mmol/L): mức cao
  • trên 500 mg/dL (6 mmol/L): mức rất cao

Cholesterol toàn phần

  • Dưới 200 mg/dL (5,1 mmol/L): mức bình thường
  • 200 – 239 mg/dL (5,1 – 6,2 mmol/L): mức cao (cần chú trọng sinh hoạt điều độ và nên theo dõi sức khỏe định kỳ)
  • Trên 240 mg/dL (6,2 mmol/L) mức rất cao (cảnh báo người bệnh rất dễ có nguy cơ mắc bệnh xơ vữa động mạch)
Chỉ số mỡ máu bao nhiêu là nguy hiểm? 1

Xét nghiệm chỉ số mỡ máu

Chỉ số LDL-cholesterol (LDL-c)

  • Dưới 130 mg/dL (<3,3 mmol/L): mức bình thường
  • Trên 160 mg/dL (>4.1mmol/lit): mức nguy hại cho sức khỏe

Chỉ số HDL-cholesterol (HDL-c)

  • Trên 50 mg/dL (>1.3mmol/lit): mức bình thường
  • Dưới 40 mg/dL (<1 mmol/lit): mức gây hại cho sức khỏe

Để xét nghiệm đánh giá về bệnh mỡ máu, bác sĩ sẽ yêu cầu lấy một lượng máu nhỏ và đồng thời có thể đánh giá các thông số khác nếu có yêu cầu (ví dụ đường máu). Bác sĩ (hoặc nhân viên y tế) sẽ dặn dò bạn cần nhịn ăn (ít nhất 12 tiếng). Bác sĩ sẽ đọc và thông báo kết quả cho bạn cũng như tư vấn cần thiết cho bạn về các xét nghiệm lipid máu.

Kết quả xét nghiệm của bạn được thể hiện bằng mg/dL hoặc mmol/l. Bác sĩ có thể khảo sát thêm các thông tin về các nguy cơ tim mạch khác như tuổi, giới, con số huyết áp, tình trạng hút thuốc lá… để ước lượng nguy cơ bạn mắc bệnh tim mạch trong tương lai.

Để phòng ngừa bệnh mỡ máu hiệu quả điều quan trọng nhất vẫn là chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, tăng cường vận động, giữ gìn cân nặng vừa phải, không hút thuốc và uống rượu bia!

Ý kiến của bạn

x

Đơn đặt hàng

Để đặt mua hàng, các bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin vào ô bên dưới. Chúng tôi sẽ gọi điện lại để xác nhận đơn hàng trong thời gian sớm nhất