Kỹ thuật kiểm soát cơn ho 

Ho là tình trạng thường gặp không hề đáng lo ngại. Thế nhưng ho dai dẳng không khỏi lại gây ra khó chịu và làm ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp điều trị y khoa thì học cách kiểm soát cơn ho cũng mang lại những hiệu quả tích cực. 

Vì sao nên kiểm soát cơn ho

Người bệnh mắc ho mạn tính, chắc chắn không thể tránh khỏi những cơn ho kéo dài gây ra cảm giác đau rát họng, mệt mỏi và khó thở. Thậm chí có những trường hợp, vì không điều khiển được cơn ho mà gây ra những hậu quả hết sức nguy hiểm. 

Và để giúp cho người bệnh ho mạn tính cảm thấy dễ chịu hơn thì các bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân cách kiểm soát cơn ho. Mục đích của việc kiểm soát cơn ho không phải là ngăn chặn nó mà là dùng tác động ho để làm sạch đường thở mà không gây ra cảm giác khó chịu cho người bệnh. 

Vì sao nên kiểm soát cơn ho 1

Kiểm soát cơn ho giúp giảm cảm giác khó chịu cho người bệnh

Mẹo kiểm soát cơn ho

Ho là triệu chứng tự nhiên của cơ thể nhưng bạn có thể kiểm soát nó theo cách của mình để giảm bớt mức độ nghiêm trọng của nó: 

  • Cơn ho dai dẳng có thể liên quan đến thói quen của bạn mỗi khi lo lắng, ví dụ như hắng giọng trước khi gọi điện thoại. Hãy loại bỏ thói quen xấu này càng sớm càng tốt. Muốn lấy bình tĩnh, trước tiên cần thả lỏng vai, hít thật sâu bằng mũi. Tiếp đó thở ra mím môi để thư giãn vai, hàm của bạn. 
  • Cố gắng tránh những thứ gây ho như lông động vật, phấn hoa, bụi bẩn,..
  • Bỏ hút thuốc lá. 
  • Đeo khẩu trang vào những ngày thời tiết chuyển lạnh.
  • Có những trường hợp bị ho là do tập thể dục. Hãy thử cách thở ra hít vào nhẹ  nhàng bằng mũi để tăng cường sức chịu đựng khi tập. Nếu bạn ho dữ dội khi tập hoặc cảm thấy như không thể thở được thì điều này có thể liên quan đến chứng rối loạn đường hô hấp trên ví dụ như tắc nghẽn thanh quản (ILO). Vấn đề này cần phải được kiểm tra bởi bác sĩ tai mũi họng. 
  • Cơn ho do dị ứng mùi hương, bụi bẩn có thể khắc phục bằng cách đeo khẩu trang. Sử dụng các sản phẩm làm sạch có nguồn gốc thực vật vì chúng không có mùi. Trong quá trình dọn dẹp vệ sinh thì nên mở cửa cho thông thoáng
  • Ho trào ngược dạ dày thì nên thay đổi lối sinh hoạt và thực đơn ăn uống hằng ngày
  • Khi đang điều trị bệnh mà sử dụng thuốc gây khô niêm mạc họng thì nên dùng thuốc xịt mũi và uống nhiều nước
  • Hạn chế uống rượu, cà phê
  • Uống đủ 1,5 cho đến 2l nước mỗi ngày
  • Xông hơi cũng là một cách khá hiệu quả để làm sạch được hô hấp và cổ họng
  • Máy tạo độ ẩm cũng là một thiết bị rất hữu ích khi bạn thường xuyên bị khô cổ họng

Kỹ thuật kiểm soát cơn ho

Một khi dây thanh quản bị kích thích thì bạn sẽ có cảm giác muốn ho liên tục. Để thay thế những cơn ho thông thường dễ gây mệt mỏi, khó thở thì bạn có thể áp dụng những kỹ thuật ức chế cơn ho. 

Ho có kiểm soát sẽ tống đờm ra ngoài, làm sạch đường hô hấp một cách hiệu quả mà không làm tổn thương những mô xung quanh. Ngoài ra, cách này còn có thể chấm dứt được những cơn ho kéo dài dai dẳng. 

Khi cảm nhận được cơn ho sắp xuất hiện thì ngay lập tức hãy áp dụng những kỹ thuật kiểm soát sau: 

  1. Ngay khi vừa xuất hiện cơn ho thì hãy hít một hơi thật sâu bằng mũi sau đó nín thở lâu hết sức có thể
  2. Nuốt mạnh liên tục
  3. Thả lỏng vai, hàm và lưỡi
  4. Hít vào liên tục từ 2 – 3 lần sau đó thở ra mím môi. Hít vào bằng mũi sẽ làm ấm và tạo độ ẩm cho hơi thở. Thở ra bằng môi sẽ kiểm soát được hơi thở, giúp cho dây thanh quản không bị kích ứng. 

Hoặc

  1. Hít vào thật nhanh khi mím môi. Sau đó thở ra vừa mím môi vừa phồng má
  2. Khi cảm thấy cổ họng dễ chịu hơn, nhấp một vài ngụm nước ấm để làm dịu cổ họng 
  3. Hít vào bằng mũi rồi thở ra tạo ra âm thanh ‘sssss’
  4. Ngậm một viên đá hoặc nhấp một ngụm nước lạnh trước khi ho cũng có thể ngăn chặn được cơn ho

Một số những điều cần lưu ý

  • Luyện tập những kỹ thuật này thường xuyên ngay cả khi bạn không ho. Điều này sẽ tạo nên một phản xạ cho những lần sau
  • Cố gắng kiểm soát cơn ho để làm sạch họng
  • Nên khạc đờm ra giấy rồi vứt đi để tránh lây bệnh cho người khác
  • Khi có cảm giác muốn ho thì không nên kìm lại mà áp dụng kỹ thuật kiểm soát ho để tống đờm ra ngoài 
  • Nếu là người một có lực ho yếu thì có thể đổi thành kỹ thuật thở mạnh 
  • Hãy đi khám bác sĩ nếu cơn ho kéo dài quá lâu mà không có dấu hiệu thuyên giảm

Một khi đã kiểm soát được cơn ho thì triệu chứng này sẽ biến mất trong một thời gian ngắn. Người mắc bệnh ho mãn tính nên tích cực luyện tập theo phương pháp này để có thể xoa dịu được cảm giác khó chịu ở cổ họng. 

Ý kiến của bạn

x

Đơn đặt hàng

Để đặt mua hàng, các bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin vào ô bên dưới. Chúng tôi sẽ gọi điện lại để xác nhận đơn hàng trong thời gian sớm nhất