Ho ra máu – Dấu hiệu cảnh báo bệnh lý cực kỳ nguy hiểm

Ho ra máu có liên quan mật thiết tới nhiều bệnh lý về đường hô hấp. Đây là triệu chứng đặc biệt nghiêm trọng nếu không được chẩn đoán chính xác, điều trị kịp thời sẽ để lại hậu quả nguy hiểm tới tính mạng.

Ho ra máu là gì?

Ho ra máu là máu từ phổi được tống ra ngoài thông qua đường mũi hoặc miệng. Đây là dấu hiệu để cảnh báo cơ thể mắc các bệnh như nhiễm trùng, ung thư và các vấn đề về mạch máu trong phổi. Ho ra máu được chia thành nhiều dạng dựa trên lượng máu mà người bệnh ho ra trong 24 giờ đầu tiên:

  • Ho ra máu nặng: Lượng máu ho ra từ 100 – 600ml/ngày. Bệnh nhân bắt buộc phải điều trị tại bệnh viện để qua cơn nguy kịch. Nếu bị mất nhiều máu người bệnh có thể được chỉ định truyền máu
  • Ho ra máu trung bình: Ho ra máu mức độ vừa hoặc ít, người bệnh có thể ho ra từ 20 – 200ml
  • Ho ra máu nhẹ hoặc ít: Người bệnh ho ra ít hơn 20 ml. Máu ho ra thành vệt thường lẫn với đờm hoặc chỉ có ngụm nhỏ
Ho ra máu là gì? 1

Ho ra máu là triệu chứng cực kỳ nguy hiểm với sức khỏe

Nguyên nhân ho ra máu

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng ho ra máu, trong đó các nguyên nhân phổ biến bao gồm:

  • Viêm phế quản cấp tính hoặc mạn tính
  • Ung thư phổi
  • Đường thở bị tổn thương (giãn phế quản), đặc biệt là do bệnh xơ nang
  • Viêm phổi
  • Bệnh lao
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)

Các nguyên nhân khác bao gồm:

  • Suy tim sung huyết, đặc biệt là do hẹp van hai lá
  • Sử dụng ma túy đá
  • Dị vật trong đường thở
  • Do viêm hoặc mắc bệnh tự miễn (các bệnh như bệnh lupus, u hạt với viêm đa tuyến, viêm đa ống vi thể, hội chứng Churg – Strauss, bệnh Goodpasture hoặc bệnh Behcet)
  • Áp xe phổi
  • Khối u phổi không phải ung thư
  • Nhiễm ký sinh trùng
  • Dị dạng động mạch phổi (AVM)
  • Thuyên tắc phổi
  • Gặp chấn thương (bị trúng đạn hoặc tai nạn xe hơi).
  • Sử dụng loại thuốc làm đông máu
  • Lạc nội mạc tử cung
  • Hội chứng Hughes-Stovin
  • Giãn mao mạch xuất huyết di truyền
  • U hạt (bệnh Sarcoidosis)

Để biết chính xác nguyên nhân tình trạng ho ra máu người bệnh nên đếm khác tại các chuyên khoa, tuyệt đối không được tự ý chữa bệnh tại nhà để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Phân biệt ho ra máu và các tình trạng khác

Tại bệnh viện, bác sĩ sẽ tìm hiểu tình trạng ho ra máu của người bệnh là do máu chảy ra từ phổi hay từ những bộ phận khác như đường hô hấp trên hoặc đường tiêu hóa trên. Trong một số trường hợp người bệnh cũng có thể nôn ra máu. 

  • Ho ra máu thường kèm với đờm có màu đỏ tươi hoặc hồng, có bọt khí
  • Xuất huyết ngoài phổi (Pseudohemoptysis) rất khó để phỏng đoán. Làm xét nghiệm là cách duy nhất để tìm ra nguyên nhân chính xác
  • Nôn ra máu chất nôn ra có màu sẫm giống như bã cà phê, có lẫn với các mẫu thức ăn. Máu nguồn gốc từ đường tiêu hóa đặc biệt là đường tiêu hóa trên

Ho ra máu khi nào nên đi khám?

Nếu người bệnh mắc viêm phế quản và thấy có một lượng nhỏ máu trong chất nhầy thì hãy quan sát liên tục trong vòng một tuần. Viêm phế quản cấp tính có thể tự khỏi mà không cần phải điều trị đặc biệt. 

Tuy nhiên đối với trường hợp ho ra máu do lao phổi thì cần phải đặc biệt chú ý tới những biểu hiện khác thường của bệnh. Đến ngay bệnh viện nếu gặp các hiện tượng sau đây:

  • Tình trạng máu lẫn trong chất nhầy kéo dài hơn một tuần và ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn
  • Đau ngực
  • Sụt cân cân
  • Đổ mồ hôi vào ban đêm
  • Sốt cao hơn 38 độ C
  • Cảm thấy khó thở trong hoạt động thường ngày
Ho ra máu khi nào nên đi khám? 1

Người bệnh ho ra máu nên đi khám càng sớm càng tốt

Phương pháp điều trị ho ra máu

Để điều trị tận gốc tình trạng này cần phải xác định nguyên nhân gây ho ra máu và xác định lượng máu mà người bệnh ho ra.

Ho ra máu nhiều

Bác sĩ sẽ chuyển bệnh nhân vào phòng chăm sóc đặc biệt (ICU). Trong quá trình điều trị sẽ có sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa phổi, bác sĩ phẫu thuật tim – lồng ngực, và bác sĩ chuyên về ngực và đường hô hấp.

Các thiết bị điều trị bao gồm:

  • Một đường ống đi vào đường thở (đặt nội khí quản)
  • Oxy.
  • Xác định tư thế mà phổi có khả năng chảy máu thấp hơn phổi còn lại

Khi bác sĩ của bạn tìm thấy nguyên nhân gây chảy máu, họ cố gắng ngăn chặn nó bằng cách:

  • Dùng nước muối sinh lý
  • Thuốc làm thu hẹp mạch máu (thuốc co mạch) như epinephrine hoặc vasopressin
  • Thuốc giúp đông máu (thuốc đông máu) như axit tranexamic
  • Liệu pháp laser
  • Đông tụ huyết tương argon (APC)
  • Phương pháp áp lạnh
  • Nút mạch

Trong một số trường hợp hiếm gặp, người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật như cắt bỏ một phần thùy phổi hoặc cắt bỏ toàn bộ phổi

Khi đã qua cơn nguy kịch, bác sĩ sẽ điều trị nguyên nhân khiến bạn ho ra máu bằng thuốc: 

  • Thuốc kháng sinh cho bệnh viêm phổi hoặc bệnh lao.
  • Hóa trị hoặc xạ trị ung thư phổi.
  • Steroid giúp chống viêm.

Trong trường hợp người bệnh bị máu khó đông do dùng thuốc, họ sẽ được truyền máu hoặc dùng các loại thuốc hỗ trợ làm đông máu.  

Ho ra máu nhẹ 

Đối với những trường hợp nhẹ thì chỉ cần chăm sóc, điều dưỡng cơ thể thật tốt. Đối với người mắc viêm phế quản các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh và thuốc ho. Bỏ hút thuốc lá cũng giúp cho cơ thể được khỏe mạnh hơn. 

Ho ra máu nhẹ  1

Với những trường hợp nhẹ có thể dùng thuốc để điều trị

Ho ra máu là dấu hiệu cảnh báo của những căn bệnh đặc biệt nguy hiểm. Tình trạng này cần được phát hiện và điều trị sớm để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Ý kiến của bạn

x

Đơn đặt hàng

Để đặt mua hàng, các bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin vào ô bên dưới. Chúng tôi sẽ gọi điện lại để xác nhận đơn hàng trong thời gian sớm nhất