Ho dai dẳng không khỏi: Rất có thể bạn đã mắc trào ngược dạ dày

Có khoảng 25% trường hợp bị ho do mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Ho dai dẳng không phải dấu hiệu điển hình của bệnh dạ dày nên thường bị nhầm lẫn với các bệnh lý liên quan tới đường hô hấp.  

Vì sao trào ngược dạ dày gây ho kéo dài? 

Ho không phải là triệu chứng điển hình của bệnh trào ngược dạ dày nhưng có đến 25% bệnh nhân ho mạn tính có liên quan tới các vấn đề về đường tiêu hóa. Khi bệnh nhân mắc trào ngược dạ dày axit, dịch vị dạ dày bị đẩy ngược lên hệ hô hấp từ đó gây viêm, tổn thương niêm mạc thực quản. Thậm chí có những ca bệnh do không được phát hiện kịp thời mà trở nặng dẫn đến loét thực quản.

Một khi hệ hô hấp đã bị tổn thương, ho dai dẳng là điều không thể tránh khỏi, người bệnh sẽ gặp các triệu chứng ho như: 

  • Ho nhiều về đêm hoặc sau khi ăn
  • Ho khi nằm
  • Ho liên tục kể cả khi không hút thuốc, không sử dụng thuốc có tác dụng phụ gây ho
  • Ho không phải do bệnh lý đường hô hấp (hen suyễn, chảy dịch mũi sau,…)

Đặc trưng của cơn ho ở người bệnh trào ngược dạ dày là ho khan không có đờm. Ho liên tục trong 8 tuần không có dấu hiệu thuyên giảm.

Bị ho khi mang thai tháng thứ 6 mẹ bầu cần làm gì?

Chẩn đoán trào ngược dạ dày với người bệnh ho mạn tính

Rất khó để chẩn đoán tình trạng trào ngược dạ dày đối với người bệnh chỉ có duy nhất biểu hiện do kéo dài, các bác sĩ có thể chỉ định thực hiện một số xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân chính xác bao gồm: 

  • Khai thác tiền sử bệnh lý
  • Nội soi đường tiêu hóa trên (thực quản, dạ dày, ruột non) để kiểm tra các tổn thương bên trong dạ dày
  • Theo dõi độ pH thực quản liên tục trong 24 tiếng để ghi lại tần suất axit trào ngược lên thực quản
  • Cho người bệnh điều trị thử nghiệm với thuốc ức chế bơm proton (PPI) – thuốc điều trị trào ngược dạ dày để xem triệu chứng ho có thuyên giảm không. 

Cần lưu ý, thuốc PPI hiện đã có tại các nhà thuốc nhưng người bệnh không được tự ý sử dụng. Hãy hỏi ý kiến của các bác sĩ để xây dựng phác đồ điều trị phù hợp với thể trạng. 

Điều trị ho do trào ngược dạ dày

Với những trường hợp mắc trào ngược dạ dày thể nhẹ, thay đổi lối sống là cách hiệu quả nhất để ngăn không cho bệnh tái phát, người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối những quy tắc sau:

  • Duy trì cân nặng hợp lý. Những người bị thừa cân, béo phì có nguy cơ cao mắc bệnh trào ngược dạ dày. 
  • Ngừng hút thuốc: Thuốc lá gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động của cơ vòng thực quản. Hơn nữa khói thuốc lá cũng là nguyên nhân của nhiều căn bệnh nguy hiểm khác. 
  • Kê cao gối khi ngủ: Nên chọn những loại gối có độ dày từ 15 – 23cm để giúp cho đường thở hoạt động dễ dàng hơn. Tuyệt đối không chồng nhiều gối lên nhau vì có thể gây tổn thương cột sống
  • Không nằm xuống ngay sau khi ăn: Hãy ghi nhớ nguyên tắc đợi ít nhất 3 tiếng sau ăn mới được nằm
  • Ăn chậm, không ăn nhiều trước khi đi ngủ

Người bệnh tuyệt đối không được chủ quan với những cơn ho kéo dài hơn 8 tuần mà không khỏi. Nó có thể là tín hiệu cảnh báo bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Bệnh để lâu không chữa trị tận gốc sẽ gây ra cản trở trong sinh hoạt thường ngày. Nếu gặp phải dấu hiệu của ho mạn tính thì hãy đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám, tìm ra nguyên nhân chính xác và điều trị kịp thời. 

Điều trị ho do trào ngược dạ dày 1

Để trị ho tận gốc người bệnh cần phải xử lý triệt để tình trạng trào ngược dạ dày, ngăn không cho triệu chứng bệnh tái phát. Hãy tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ và có thể lựa chọn sử dụng TPBVSK Curmin 22+ góp sức cải thiện tình trạng sức khỏe.

Ý kiến của bạn

x

Đơn đặt hàng

Để đặt mua hàng, các bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin vào ô bên dưới. Chúng tôi sẽ gọi điện lại để xác nhận đơn hàng trong thời gian sớm nhất