Các dạng hen phế quản thường gặp

Hen phế quản có nhiều dạng do nhiều tác nhân kích phát cơn hen gây ra. Hiểu rõ về từng dạng bệnh sẽ giúp người mắc tìm ra phương pháp ngăn ngừa cũng như điều trị hiệu quả khi cơn hen xuất hiện.

Hen phế quản dị ứng

Hen phế quản và dị ứng thường đi đôi với nhau. Trong đó, viêm mũi dị ứng (hay còn gọi là sốt hoa cỏ) là bệnh dị ứng mạn tính phổ biến nhất gây viêm bên trong niêm mạc mũi. Người bị viêm mũi dị ứng thường rất nhạy cảm với các chất khiến cho tế bào miễn dịch của cơ thể giải phóng histamin để phản ứng lại với việc tiếp xúc với chất gây dị ứng. Mà các chất gây dị ứng này xâm nhập vào cơ thể thông qua đường hô hấp.

Ngay khi tiếp xúc với chất gây dị ứng người bệnh gặp phải các phản ứng như:

  • Chảy nước mũi
  • Hắt hơi liên tục
  • Mũi sưng đỏ
  • Sản xuất dư thừa chất nhầy
  • Chảy nước mắt
  • Ngứa họng 

Rất nhiều ca bệnh hen phế quản bị kích ứng bởi chứng viêm mũi dị ứng. Do đó, các bác sĩ có thể kê đơn thuốc để kiểm soát chứng dị ứng với công dụng giảm ho và kiểm soát các triệu chứng hen suyễn. 

Một số các tác nhân gây dị ứng hen suyễn cần đặc biệt chú ý:

  • Phấn hoa
  • Da, lông hoặc nước bọt của thú vật
  • Phân của mạt bụi  
Hen phế quản dị ứng 1

Hen phế quản có nhiều dạng khác nhau

Hen phế quản do tập thể dục

Hen phế quản do tập thể dục là một dạng hen phế quản kích ứng do tập thể dục hoặc hoạt động gắng sức. Có đến 90% người bệnh hen phế quản đã từng lên cơn hen khi tập thể dục. Khi bị hen, đường thở của người bệnh sẽ bị thu hẹp lại trong vòng 5 đến 20 phút gây khó thở, sau đó là thở khò khè và ho. Các triệu chứng thường xuất hiện ngay khi bắt đầu luyện tập và trở nên nghiêm trọng hơn khi dừng tập. Để hạn chế cơn hen bộc phát, người bệnh hen nên dùng thuốc xịt hít trước khi tập. 

Hen phế quản dạng ho 

Đối với người mắc hen phế quản dạng ho, cơn ho dai dẳng kéo dài là hiện tượng thường gặp nhất. Triệu chứng của bệnh thường xuất hiện vào ban đêm hoặc sáng sớm. Các tác nhân chính gây ho đó là:

  • Chảy dịch mũi sau
  • Viêm mũi mạn tính
  • Viêm xoang
  • Trào ngược dạ dày thực quản (GERD)

Trong đó ho do viêm xoang và hen là nguyên nhân phổ biến nhất. 

Hầu hết các ca bệnh hen phế quản dạng ho đều không được chẩn đoán và điều trị đúng cách. Người bệnh nếu thấy mình ho liên tục mà không khỏi nên đi khám càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm hen phế quản, cụ thể là xét nghiệm chứng năng phổi để xem phổi có hoạt động bình thường hay không. 

Hen phế quản dạng ho  1

Thuốc xịt hít là vật bất ly thân của người bệnh hen

Hen phế quản do nghề nghiệp

Hen phế quản do nghề nghiệp là hen suyễn bị kích hoạt bởi các tác nhân ở nơi làm việc. Triệu chứng của dạng hen suyễn này đó là:

  • Khó thở
  • Chảy nước mũi
  • Nghẹt mũi 
  • Ho
  • Kích ứng mắt

Điểm khác biệt của hen phế quản do nghề nghiệp và các dạng hen khác đó là triệu chứng bệnh chỉ xuất hiện khi làm việc. Một số nghề nghiệp đặc thù gây hen suyễn bao gồm:

  • Người chăn nuôi
  • Nông dân
  • Thợ cắt tóc
  • Điều dưỡng
  • Họa sĩ
  • Thợ mộc 
Hen phế quản do nghề nghiệp 1

Nghề nghiệp cũng ảnh hưởng tới chứng hen phế quản

Hen phế quản về đêm 

Hen phế quản về đêm thường phát tác khi người bệnh đang ngủ vì cơn hen chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của chu kỳ thức – ngủ (nhịp sinh học). Các triệu chứng thường gặp của dạng hen suyễn này đó là:

  • Thở khò khè
  • Ho
  • Khó thở 

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng hầu hết các ca bệnh tử vong vì hen phế quản đều xảy ra vào ban đêm. Nguyên nhân khiến cơn hen phát tác:

  • Tiếp xúc với các chất gây kích ứng
  • Khí quản bị lạnh
  • Duy trì tư thế nằm ngửa quá lâu
  • Tiết hormones theo chu kỳ tuần hoàn 
  • Ợ nóng (hiếm gặp)

Nếu người bệnh hen suyễn nhận thấy rằng các triệu chứng bệnh có xu hướng trở nên trầm trọng hơn thì nên đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân chính xác gây hen. Tìm ra được nguyên nhân gốc rễ của vấn đề thì sẽ kiểm soát được cơn hen suyễn về đêm và cải thiện chất lượng giấc ngủ. 

Các bệnh có triệu chứng tương tự hen phế quản

Có một số những căn bệnh có thể gây ra các triệu chứng tương tự như hen phế quản mà người bệnh cần phải đặc biệt chú ý. 

  • Bệnh hen tim gây ra bởi bệnh suy tim cũng các biểu hiện giống như hen phế quản thông thường.
  • Rối loạn chức năng dây thanh quản cũng thường bị nhầm với hen phế quản. Sự bất quản của dây thanh quản gây ra hiện tượng thở khò khè. Chứng bệnh này thường gặp ở những người phụ nữ trẻ thường xuyên thở khò khè và không đáp ứng với thuốc giãn phế quản. 

Có rất nhiều dạng bệnh hen suyễn khác nhau với từng phương pháp điều trị cụ thể. Người bệnh nên đi khám bác sĩ thường xuyên để sớm phát hiện các dấu hiệu khác thường của bệnh cà có phương án xử lý kịp thời. 

Ý kiến của bạn

x

Đơn đặt hàng

Để đặt mua hàng, các bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin vào ô bên dưới. Chúng tôi sẽ gọi điện lại để xác nhận đơn hàng trong thời gian sớm nhất