Bệnh thoái hóa khớp gối có chữa được không?

“Bệnh thoái hóa khớp gối có chữa được không?” đây là mối quan tâm của rất nhiều người. Thoái hóa khớp gối được biết là chứng bệnh gây ra đau đớn và sưng tấy tại vùng khớp khiến cho người bệnh gặp nhiều bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này. 

Thoái hóa khớp gối có chữa được không?

Thoái hóa khớp gối là hệ quả của quá trình sinh học và cơ học làm mất đi lớp đệm tự nhiên là sụn và xương dưới sụn, sụn thoái hóa mất đi tính đàn hồi, không thể bảo vệ được phần đầu xương. Những bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa khớp gối thường có các triệu chứng như đau nhức, sưng tấy, có tiếng kêu lạo xạo trong khớp gối, cứng khớp, không thể di chuyển được. Hiện tại chưa có phương pháp nào có thể chữa khỏi thoái hóa khớp gối 100%. 

Thoái hóa khớp gối có chữa được không? 1

Thoái hóa khớp gối tiến triển trong một khoảng thời gian dài

Dù không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng người bệnh vẫn có thể điều trị phục hồi tối đa chức năng của các khớp. Các triệu chứng đau đớn, sưng tấy, khó chịu cũng sẽ được cải thiện đáng kể nếu bệnh nhân thay đổi chế độ sinh hoạt phù hợp và áp dụng đúng phương pháp điều trị bệnh mà bác sĩ chỉ định.

Việc chữa trị thoái hóa khớp gối kịp thời sẽ duy trì được chức năng vận động của khớp, đồng thời hỗ trợ giảm nhanh các triệu chứng sưng viêm, ít gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh. Với căn bệnh này, người bệnh nên tiến hành điều trị sớm, tránh các biến chứng phức tạp do bệnh gây ra, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bản thân.

Phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối

Hầu hết những bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa khớp gối là người cao tuổi, người vận động mạnh. Bệnh tiến triển âm thầm nên rất khó phát hiện. Khi mắc bệnh thoái hóa khớp gối, người bệnh nên sớm tiến hành thăm khám, điều trị sớm. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của từng người mà bác sĩ sẽ có những phương pháp điều trị bệnh thích hợp nhất. Dưới đây là những cách điều trị bệnh thoái hóa khớp gối được nhiều người áp dụng.

Điều trị nội khoa

Với những bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa khớp gối ở mức độ nhẹ, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng các loại thuốc kháng viêm, kháng sinh, giãn cơ để hỗ trợ điều trị bệnh. Những loại thuốc này có khả năng giảm đau, giảm viêm, kiểm soát quá trình thoái hóa xương khớp. Tuy nhiên, thuốc chỉ có tác dụng trong khoảng thời gian ngắn và có thể gây ra tác dụng phụ nên bệnh nhân không được lạm dụng. Tùy thuộc vào từng giai đoạn mắc bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc khác nhau. Dưới đây là một số loại thuốc được sử dụng chữa trị bệnh thoái hóa khớp gối, người bệnh có thể tham khảo.

  • Thuốc giảm đau: Paracetamol
  • Thuốc giãn cơ: Myonal
  • Thuốc kháng viêm: Ibuprofen
  • Thuốc chống thoái hóa khớp: Glucosamine
  • Thuốc bổ sung cho cơ thể: Chondroitin
  • Thuốc không kê đơn (OTC)
  • Các loại vitamin B
Điều trị nội khoa 1

Thuốc tây điều trị thoái hóa khớp chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ

Ngày nay, việc sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thiên nghiên ngày càng được ưa chuộng. Bởi phương pháp này tương đối lành tính, an toàn và có khả năng khắc phục tình trạng sưng, viêm và đau nhức xương khớp hiệu quả. Một số nguyên liệu thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh như gừng, nghệ…  Tuy nhiên các sản phẩm bổ trợ chỉ sử dụng với những trường hợp bị thoái hóa thể nhẹ vì:

  • Các hoạt chất với hoạt tính trị liệu cao trong các cây thuốc thường có tính tan kém và kém bền, ít hấp thụ khi sắc uống thông thường hoặc bôi nên hiệu quả tương đối chậm, buộc người bệnh phải kiên trì mới có tác dụng.
  • Các bài thuốc này khi sử dụng khá vất vả, mất nhiều thời gian vì phải trải qua nhiều bước khác nhau.
  • Tuy nguyên liệu phổ biến nhưng khó kiểm soát được nguồn gốc xuất xứ, nguy cơ chứa tồn dư thuốc sâu cao, khó đảm bảo chất lượng dược liệu.

Vật lý trị liệu

Những bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa khớp có thể áp dụng các bài tập vật lý trị liệu để kiểm soát căn bệnh này. Đây là được xem là phương pháp hỗ trợ giúp kích thích sản sinh và phục hồi chức năng của sụn khớp. Vật lý trị liệu sẽ nhanh chóng tác động vào các cơ khớp giúp giảm sưng tấy, đau đớn, phù nề, khó chịu cho người bệnh. Để đạt hiệu quả như mong muốn, người bệnh nên kết hợp giữa uống thuốc và một số phương pháp trị liệu khác nhau.

Vật lý trị liệu 1

Vật lý trị liệu giúp phục hồi chức năng của khớp gối

Các phương pháp vật lý trị liệu thường được áp dụng như sau.

  • Sóng cao tầng
  • Tia hồng ngoại, tia laze
  • Chườm nóng, chườm lạnh
  • Nhiệt điện, nhiệt trị liệu
  • Điện trị liệu
  • Thủy châm
  • Hồng ngoại
  • Bài tập phục hồi chức năng

Phẫu thuật

Với những bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa khớp gối ở mức độ nặng, người bệnh cần phải tiến hành phẫu thuật. Đây là phương pháp cuối cùng có thể giúp người bệnh di chuyển và đi lại bình thường. Tuy nhiên, phẫu thuật sẽ luôn tiềm ẩn những mối nguy hiểm như hôn mê, chảy máu, nhiễm trùng,… Bản chất của phẫu thuật là can thiệp trực tiếp đến vị trí tổn thương của sụn khớp nhưng không thể phục hồi chức năng khớp. Ngoài ra, phương pháp này không thể giải quyết được các vẫn đề liên quan đến xương khớp như mòn khớp, mòn cơ,… Một số phương pháp phẫu thuật được sử dụng để điều trị bệnh cho bệnh nhân như thay thế khớp mới, nội soi khớp, cắt bỏ xương,…

Mặc dù thoái hóa khớp gối không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng nếu phát hiện sớm thì bệnh tình sẽ được cải thiện đáng kể. Ngay khi phát hiện những dấu hiệu bất thường ở vùng đầu gối người bệnh nên đi khám càng sớm càng tốt để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Ý kiến của bạn

x

Đơn đặt hàng

Để đặt mua hàng, các bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin vào ô bên dưới. Chúng tôi sẽ gọi điện lại để xác nhận đơn hàng trong thời gian sớm nhất