Bệnh mùa hè thường gặp ở trẻ nhỏ

Trong những ngày thời tiết nắng nóng, độ ẩm tăng cao khiến cho một số bệnh lý bùng phát. Trong đó trẻ em là đối tượng nhạy cảm, rất dễ mắc bệnh nên phụ huynh cần phải đặc biệt chú ý theo dõi các biểu hiện bất thường của bệnh. Trong đó có 3 bệnh cực kỳ phổ biến mà hầu như trẻ nào cũng có nguy cơ mắc. Khi phát hiện các dấu hiệu bất thường về sức khỏe nên đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm. 

Tiêu chảy cấp

Mùa hè, khí hậu nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho nhiều tác nhân gây tiêu chảy xâm nhập vào cơ thể của bé và bùng phát thành dịch. Chứng bệnh này lây lan theo đường tiêu hóa qua thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn, do đó bệnh có liên quan chặt chẽ với điều kiện môi trường, nước, an toàn thực phẩm và thói quen vệ sinh của bé.

Tiêu chảy cấp 1

Không ít trẻ gặp vấn đề tiêu hóa vào mùa hè

Cách điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ

  • Bổ sung lượng nước đầy đủ cho bé. Với các trẻ bú mẹ nên tăng cường số lần bú, trẻ 6 tháng tuổi trở lên có thể bù nước cho trẻ bằng nước súp, nước dừa, nước sôi để nguội…Bên cạnh đó, cần uống thêm dung dịch Oresol để bù nước và điện giải vì khi trẻ đi ngoài và nôn ói nhiều lần sẽ bị mất một lượng nước và muối khoáng lớn. Lưu ý pha dung dịch Oresol phải đúng theo hướng dẫn trên bao bì và cho trẻ uống với liều lượng phù hợp độ tuổi của trẻ.
  • Duy trì chế độ ăn đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ. Thức ăn được chế biến dưới dạng mềm lỏng, dễ tiêu hóa và đủ các nhóm dưỡng chất chính như đường bột, chất đạm, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Trong giai đoạn này trẻ sẽ dễ bị nôn ói, vì thế cha mẹ nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày và cho ăn với số lượng trẻ có thể chấp nhận được.
  • Tuyệt đối không cho trẻ ăn bánh kẹo, thực phẩm đóng hộp chế biến sẵn hoặc uống nước giải khát, nước ngọt có gas vì sẽ làm tình trạng tiêu chảy của trẻ trầm trọng hơn.
  • Thức ăn phải được chế biến hợp vệ sinh, đảm bảo nguyên tắc ăn chín uống sôi. Dụng cụ chế biến, bình sữa và các vật dụng khác nên được tiệt trùng kỹ để tránh vi khuẩn gây bệnh.
  • Nếu thấy xuất hiện các triệu chứng như trẻ bỏ ăn, bỏ bú, sốt cao liên tục 39 – 40 độ C, nôn ói quá nhiều, phân có lẫn máu, người mệt mỏi và ngủ li bì…thì ngay lập tức đưa trẻ đến bệnh viện để bác sĩ theo dõi và điều trị kịp thời, phải uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Rôm sảy

Đầu hè nắng nóng, nhiều mẹ “than trời” vì con bị rôm sảy. Ở trẻ em, rôm sảy có chủ yếu ở da đầu, cổ, vai, ngực và lưng nhưng cũng có thể có thêm ở kẽ nách, háng. Biểu hiện của bệnh là các mụn nước dưới da, sau đó nổi mẩn đỏ có thể gây ngứa cho trẻ. Về cơ bản đây là bệnh do quá nóng mà ra, khi thời tiết mát mẻ trở lại thì các vấn đề ngoài da cũng tự động biến mất. Rôm sảy dạng nhẹ có thể xử lý bằng cách bôi thuốc để giảm cảm giác khó chịu và biến chứng.

Ngoài ra tắm thường xuyên giúp cơ thể mát hơn, da sạch sẽ, các lỗ chân lông không bị bít kín. Cha mẹ nên cho trẻ tắm bằng dung dịch thuốc tím pha loãng, sữa tắm loại không chứa xà phòng, không màu, không mùi cho trẻ em tắm bằng các bài thuốc dân gian như lá chè xanh, mướp đắng, lá khế,… Hãy áp dụng ngay khi con bị chớm rôm để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Rôm sảy 1

Nắng nóng khiến trẻ nổi nhiều rôm sẩy

Viêm họng cấp

Ngoài biểu hiện viêm vọng, trẻ còn gặp nhiều biểu hiện khác như:

  • Sốt cao 39 – 400C
  • Ho, nghẹt mũi (một hoặc hai bên mũi), đau rát họng
  • Trẻ sơ sinh bỏ ăn, bú ít
  • Trẻ lớn có biểu hiện đau đầu, đau nhức tai
  • Chảy nước mũi nhầy, tiếng nói khàn nhẹ và ho khan
  • Trẻ mệt mỏi, môi khô, lưỡi bẩn….
Viêm họng cấp 1

Viêm họng cấp là một trong bệnh lý thường gặp vào mùa hè

Đối với trẻ dưới 3 – 6 tháng tuổi, khi bé xuất hiện dấu hiệu bị sốt cha mẹ cần đưa đi khám ngay lập tức. Để phòng tránh trường hợp bị viêm họng cấp ở trẻ, cha mẹ nên chú ý:

  • Lau khô ngực, lưng nếu thấy trẻ ra nhiều mồ hôi
  • Mặc quần áo bằng chất liệu cotton để ngấm mồ hôi
  • Sau khi chạy nhảy ra mồ hôi không nên để trẻ tắm ngay, không tắm lúc nắng to, tắm lâu,…điều này khiến trẻ dễ bị viêm họng hoặc cảm lạnh
  • Không bật quạt trực tiếp vào vùng mặt của trẻ mà nên hướng tới tường, phía chân khi ngủ
  • Không nên để nhiệt độ điều hòa chênh lệch quá nhiều với nhiệt độ bên ngoài vì dễ khiến trẻ mắc bệnh, chỉ nên để 26 – 28 độ C là hợp lý
  • Hạn chế cho trẻ dùng đồ uống lạnh như kem, nước đá, ăn đồ để lạnh
  • Đảm bảo chế độ ăn hợp lý, cân đối, đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng đạm, tinh bột, trái cây, rau xanh. Cần tăng cường những loại thực phẩm giàu vitamin C như cam, chanh để tăng sức đề kháng cho cơ thể
  • Thường xuyên đánh răng và súc miệng hàng ngày sẽ giúp phòng bệnh hữu hiệu

Trẻ em là nhóm đối tượng dễ bị nhiễm bệnh trong những ngày thời tiết nắng nóng. Tuy nhiên những căn bệnh mùa hè hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu cha mẹ chú ý bảo vệ sức khỏe của con mình. Đừng bỏ qua việc tăng sức đề kháng để trẻ có thể khỏe mạnh đương đầu với mọi vấn đề.

Ý kiến của bạn

x

Đơn đặt hàng

Để đặt mua hàng, các bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin vào ô bên dưới. Chúng tôi sẽ gọi điện lại để xác nhận đơn hàng trong thời gian sớm nhất