Bệnh viêm loét dạ dày ngày càng phổ biến do lối sống nhanh, vội và “công nghiệp hóa” của không ít người. Ngoài nguyên nhân thực phẩm, thói quen ăn uống thì còn rất nhiều tác nhân khác có thể dẫn tới bệnh lý dạ dày. Tìm hiểu chính xác nguyên nhân gây bệnh không chỉ giúp bệnh nhân có được phác đồ điều trị phù hợp mà còn phòng tránh để bệnh không diễn biến nặng. 

5 nguyên nhân gây viêm loét dạ dày bạn cần biết 1

Viêm loét dạ dày niêm mạc

Bệnh viêm loét dạ dày là gì?

Trước khi tìm hiểu kĩ hơn về các nguyên nhân gây viêm loét dạ dày, cần phải hiểu rõ bản chất của bệnh. Viêm loét dạ dày là vết loét trong niêm mạc dạ dày hoặc ruột non xuất hiện khi chất nhầy bảo vệ đường dạ dày có những vấn đề bất thường mà điển hình là mất cân bằng: quá nhiều hoặc quá ít.

Ngoài ra, bên trọng dạ dày có tiết ra một loại axit mạnh giúp tiêu hóa thức ăn và bảo vệ hệ tiêu hóa trước các loại vi khuẩn. Để bảo vệ các mô của cơ thể khỏi axit này, nó cũng tiết ra một lớp chất nhầy dày. Nếu lớp chất nhầy bị bào mòn và ngừng hoạt động hiệu quả, axit có thể làm hỏng mô dạ dày, gây nên chứng viêm loét dạ dày. Trên thực tế, cứ 10 người thì có tới 6 người mắc bệnh viêm loét dạ dày. Bệnh không khó chữa nhưng nếu để lâu nó sẽ khiến cho bệnh nhân gặp nhiều biến chứng nguy hiểm và có thể bị đe dọa đến tính mạng như thủng dạ dày hoặc ung thư dạ dày.

Các nguyên nhân gây viêm loét dạ dày thường gặp nhất hiện nay

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh viêm loét dạ dày. Tuy nhiên, có thể kể đến một số các nguyên nhân điển hình như:

1. Vi khuẩn H. pylori

Vi khuẩn H. pylori sống trong niêm mạc dạ dày. Các vi khuẩn này có thể kích thích niêm mạc dạ dày và làm cho nó dễ bị tổn thương hơn do axit dạ dày. Vi khuẩn H.pylori có thể đi vào cơ thể thông qua nước uống và thực phẩm và tiếp đó chui vào lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày và ruột non. Do đó, nó rất dễ lây nhiễm từ người bệnh sang người lành.

1. Vi khuẩn H. pylori 1

Vi khuẩn HP là nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh lý dạ dày

2. Thuốc giảm đau, chống viêm không steroid

Thuốc giảm đau, chống viêm không steroid, hay còn được biết đến NSAIDs (arcoxia, mobic,..) có thể gây viêm hoặc làm kích thích lớp lót dạ dày và ruột non, dẫn đến loét. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây loét dạ dày tá tràng. Thông thường, theo thực tế ghi nhận, những người thường xuyên sử dụng các loại thuốc có chứa giảm đau như thuốc khớp, thuốc hạ sốt, thuốc chống viêm,…. có tỉ lệ mắc viêm loét dạ dày cao hơn bình thường.

3. Hội chứng Zollinger-Ellison

Hội chứng Zollinger-Ellison là một bệnh lý đường tiêu hóa rất hiếm gặp, gây ra do một hoặc nhiều khối u hình thành ở tụy, tá tràng, gọi là u gastrin. Căn bệnh này gây nên tình trạng dư thừa axit ở dạ dày và khiến dạ dày dễ bị viêm loét hơn.

4. Yếu tố di truyền

Một trong những nguyên nhân thường gặp của bênh viêm loét dạ dày có liên quan tới tiền sử sức khỏe gia đình. Nếu có bất kỳ thành viên nào trong gia đình bị mắc bệnh, nguy cơ bị viêm loét dạ dày của bạn sẽ cao hơn nhiều.

5. Hút thuốc, lạm dụng rượu bia

Trong thuốc lá có rất nhiều chất độc hại, trong đó có chất nicotin gây kích thích cơ thể tiết ra nhiều cortisol – tác nhân làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày. Các đồ uống có cồn như: bia, rượu… tác động ức chế sự tạo thành chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Mặt khác rượu bia còn kích thích tiết ra nhiều axit dịch vị có thể tăng khả năng gây tổn thương niêm mạc dạ dày, lâu dài cũng dẫn đến viêm loét dạ dày.

Ngoài ra còn có các yếu tố khác cũng dẫn tới khả năng bị viêm loét ở dạ dày như: lối sống thiếu khoa học, chế độ ăn uống không lành mạnh, thường xuyên căng thẳng,…Người bệnh cần phải kiểm soát nghiêm ngặt chế độ ăn thường ngày để ngăn không cho vết loét dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn.