Bên cạnh thuốc uống hay thuốc xịt mũi, chế độ ăn uống cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc kiểm soát các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng. Về cơ bản người bệnh không cần phải kiêng khem quá nhiều, chỉ cần chú ý bổ sung thêm thực phẩm kháng histamin và hạn chế thực phẩm kích thích các triệu chứng khởi phát.
Nhóm thực phẩm kháng histamin có lợi cho sức khỏe
Người bệnh viêm mũi dị ứng nên bổ sung nhiều loại thực phẩm khác nhau để tăng cường sức khỏe. Đồng thời, chú trọng vào nhóm thực phẩm kháng histamin có khả năng phá vỡ hoặc ngăn chặn các thụ thể histamin trong hệ miễn dịch. Một khi các thụ thể bị chặn lại, tần suất xuất hiện các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng sẽ giảm đi đáng kể.
Các loại thực phẩm chứa chất chống histamin bao gồm:
- Tỏi chứa rất nhiều quercetin và đã được sử dụng từ xa xưa để chữa những chứng bệnh nhiễm khuẩn thông thường như cảm lạnh. Nó cũng có thể khả năng tăng cường hệ miễn dịch vì có chứa nhiều vitamin C và kali.
- Gừng có khả năng làm chậm quá trình sản sinh histamine. Người bệnh có thể nấu gừng chung với các món ăn hằng ngày hoặc pha trà uống.
- Hành tây cũng là nguồn cung quercetin tuyệt vời để kiểm soát sự giải phóng histamin. Ngoài ra, lại củ này chứa một lượng lớn vitamin C và biotin tốt cho da và giảm huyết áp
- Mật ong giúp hệ miễn dịch quen dần với chất gây dị ứng như phấn hoa
- Việt quất được coi là siêu thực phẩm vì chứa một lượng lớn vitamin C và quercetin – hợp chất chống viêm cực tốt, đồng thời việt quất cũng có khả năng cải thiện trí nhớ và các chức năng vận động hiệu quả.
- Cà rốt chứa nhiều vitamin A, C và K có khả năng chống viêm tự nhiên, tăng cường hệ miễn dịch và duy trì huyết áp ở mức ổn định.
- Cá hồi là nguồn cung omega 3 dồi dào với đặc tính chống viêm hiệu quả. Nhiều nghiên cứu khoa học cũng chứng minh cá hồi hỗ trợ quá trình trao đổi chất và cải thiện sức khỏe tim mạch.
Chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm bớt và đẩy nhanh quá trình hồi phục khi bị viêm mũi dị ứng. Kết hợp với đơn thuốc của bác sĩ kê sẽ cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả.
Thực phẩm cần tránh
Bên cạnh những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe người bị viêm mũi dị ứng cần hạn chế tối đa một số loại thực phẩm kích thích như:
Sản phẩm làm từ sữa
Những món ăn như sữa và pho mát rất ngậy và ngon nhưng nó lại khiến cho bệnh viêm mũi dị ứng trở nên nghiêm trọng hơn vì:
- Kích thích tăng sinh chất nhầy trong mũi gây nghẹt mũi, ù tai
- Tạo áp lực lên tuyến thượng thận (do phô mai chứa hàm lượng histamin cao)
Đồ ăn cũng có thể khiến cho hệ miễn dịch bị tổn thương khiến cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi hơn. Lựa chọn thay thế hoàn hảo đó là sữa hạt.
Đồ uống có cồn
Người bệnh viêm mũi dị ứng khi tiếp xúc với chất gây dị ứng, cơ thể sẽ tự động tiết ra histamin để chống lại tác nhân bất thường. Người bệnh có thể gặp phải một vài những biểu hiện như:
- Khô ngứa da
- Khó thở
- Chảy nước mắt
- Nghẹt mũi
Histamin có thể tự sản sinh nhưng nó cũng được tìm thấy trong một số loại thực phẩm, đồ uống chứa cồn. Cụ thể, uống nhiều rượu, bia và cocktail sẽ làm tăng nồng độ histamin trong cơ thể khiến cho các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng trở nên nghiêm trọng hơn.
Socola
Mỗi khi cảm thấy chán nản, nhấm nháp một chút sôcôla sẽ giúp cho tâm trạng trở nên tốt hơn. Tuy nhiên món ăn vặt này lại là thực phẩm có chứa histamin không tốt cho bệnh dị ứng. Cacao là sự thay thế đáng cân nhắc cho những người thích ăn ngọt.
Cà phê
Trong cà phê có chứa caffeine gây áp lực lên tuyến thượng thận – vốn đang hoạt động liên tục để sản xuất đủ cortisol chống lại tác động gây viêm của histamin. Tuy nhiên khi tuyến thượng thận hoạt động quá sức và trở nên mệt mỏi, các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Hơn nữa uống nhiều cà phê khiến chúng ta đi vệ sinh nhiều hơn, làm cơ thể bị mất nước từ đó gây ra tác động tiêu cực tới hệ miễn dịch.
Đường tinh luyện
Khi cơ thể sinh ra histamin để chống lại sự xâm nhập phấn hoa, adrenaline cũng được tiết ra để làm giảm viêm. Tuy nhiên nếu tiêu thụ quá nhiều đường tinh luyện sẽ làm cho cho chức năng này hoạt động kém hiệu quả hơn.
Nhóm thực phẩm chứa nhiều đường tinh luyện mà người bệnh viêm mũi dị ứng cần phải tránh tuyệt đối:
- Đồ uống có ga
- Bánh ngọt, kẹo
- Trái cây đóng hộp
Một số loại hạt
Nhiều người cho rằng các loại hạt là món ăn lành mạnh, không hề ảnh hưởng đến bệnh viêm mũi dị ứng. Quan niệm này không hề đúng hoàn toàn vì trong hạt điều và quả óc chó có chứa histamin. Để tránh làm trầm trọng hơn các triệu chứng bệnh hãy cân nhắc đến những loại thực phẩm an toàn hơn như:
- Quả hồ đào
- Hạt mắc ca
- Hạt phỉ
Đồ ăn lên men hoặc bảo quản lâu ngày
Những loại đồ ăn lên men chứa rất nhiều histamin gây dị ứng, nên khi sử dụng cần phải đặc biệt cân nhắc:
- Nước tương
- Nước mắm
- Giấm
- Nước sốt
Các món chế biến sẵn hoặc được chế biến để ăn lâu dài cũng chứa các thành phần gây dị ứng bao gồm chất tạo màu, chất bảo quản, phụ gia.
Hạn chế tối đa việc tiêu thụ các món ăn không rõ nguồn gốc xuất xứ vì nó sẽ gây ảnh hưởng tới toàn bộ cơ thể. Nếu kiểm soát tốt chế độ ăn uống, bệnh viêm mũi dị ứng hoàn toàn có thể kiểm soát tốt.