Viêm phổi tắc nghẽn mạn tính có chữa được không

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) đang gia tăng trên toàn thế giới do ngày càng có nhiều người hút thuốc ở những quốc gia phát triển. Đây là một trong số những căn bệnh hết sức nguy hiểm nếu không được chẩn đoán và chữa trị kịp thời. 

Dấu hiệu nhận biết bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Các triệu chứng ban đầu của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) rất khó phát hiện, chỉ đến khi bệnh trầm trọng mới có biểu hiện rõ ràng. COPD khiến cho người bệnh bị khó thở, cản trở khả năng hô hấp. Ở giai đoạn đầu người bệnh chỉ bị ho nhẹ, nhiều đờm sau đó là thở khò khè, đau tức ngực. 

Dấu hiệu nhận biết bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 1

COPD là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm

Vì biểu hiện gần giống với bệnh cúm hay cảm lạnh thông thường nên người bệnh bị nhầm lẫn và không biết rằng mình đang mắc bệnh. 

Cho đến khi bệnh trở nặng thì mới có những biểu hiện rõ rệt như: 

  • Khó thở từng cơn, đặc biệt sau khi hoạt động, vận động thể lực
  • Ho nhẹ kéo dài từ 3-6 tháng
  • Khó thở tăng dần về đêm và gần sáng khiến người bệnh mất ngủ
  • Lượng đờm nhầy tăng tiết nhiều gây cản trở khả năng hô hấp

Khi bệnh diễn biến nặng hơn người bệnh có nguy cơ đối mặt với các triệu chứng cực kỳ nguy hiểm: 

  • Khó thở tăng dần, kể cả khi thực hiện những hoạt động hằng ngày như đi bộ, lên xuống cầu thang
  • Thở khò khè, đặc biệt là khi thở ra, cảm giác như có vật làm nghẹn cổ họng
  • Đau tức ngực dữ dội, đau tăng khi ho
  • Ho mạn tính, kèm đờm nhầy
  • Thường xuyên cảm lạnh, cảm cúm và mắc các bệnh về đường hô hấp khác.
  • Mệt mỏi thường xuyên, chân tay bủn rủn, có hiện tượng sưng, phù mắt cá chân, tay
  • Sụt cân không rõ nguyên do trong nhiều tháng

Thậm chí có những người vì quá chủ quan mà đi khám sớm, cố tình kéo dài cho đến khi bệnh quá nặng dẫn đến hiện tượng móng tay, chân, môi có màu xanh hoặc xám, thiếu sức sống do lượng oxy trong máu thấp, nồng độ carbon dioxide (CO2) tăng cao gây nên tình trạng này. Khả năng hô hấp suy giảm đáng kể khiến bệnh nhân khó thở nặng, nói không ra hơi. 

Thậm chí có những trường hợp tim đập nhanh, loạn nhịp tim gây ra lú lẫn, ngất xỉu. Đây là những dấu hiệu cực kỳ nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh, cần phải đưa ngay tới những cơ sở y tế gần nhất để được chữa trị kịp thời. 

Phổi tắc nghẽn mạn tính có chữa được không?

Hiện nay bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) không thể chữa khỏi hoàn toàn, người bệnh sẽ phải sống chung với nó cả đời. Tuy nhiên nếu mắc bệnh cũng chưa hẳn là đã hết hy vọng. Các liệu pháp y tế có sẵn hoàn toàn có thể kiểm soát triệu chứng bệnh, làm giảm nguy cơ biến chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống người bệnh.

  • Từ bỏ thói quen hút thuốc là cách hữu hiệu nhất để ngăn không cho COPD xảy ra biến chứng nguy hiểm. Người bệnh có thể áp dụng cách nhai kẹo cao su, sử dụng thuốc hoặc nước súc miệng để làm giảm cơn thèm thuốc lá. 
  • Tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị của bác sĩ, sử dụng đúng loại thuốc đúng chỉ định để tăng hiệu quả điều trị. Ngoài ra bệnh nhân có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ về vấn đề tiêm phòng cúm hàng năm, ho gà, phế cầu khuẩn,…
  • Cung cấp, bổ sung oxy cho cơ thể bằng bình cung cấp oxy, mặt nạ dưỡng khí,…
Phổi tắc nghẽn mạn tính có chữa được không? 1

Thuốc lá là một trong những nguyên nhân khiến bệnh COPD trở nên nghiêm trọng

Các phương pháp điều trị cụ thể phụ thuộc vào thể trạng của từng bệnh nhân. Người bệnh nên đến khám các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn phác đồ điều trị cụ thể. 

Tuy bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) không thể chữa khỏi nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa, cách tốt nhất để giảm khả năng mắc bệnh là từ bỏ thói quen hút thuốc lá, nguyên nhân chính gây ra bệnh. 

Ý kiến của bạn

x

Đơn đặt hàng

Để đặt mua hàng, các bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin vào ô bên dưới. Chúng tôi sẽ gọi điện lại để xác nhận đơn hàng trong thời gian sớm nhất