Viêm hang vị dạ dày là căn bệnh liên quan tới hệ tiêu hóa mà rất nhiều người mắc phải nhưng không phải ai cũng được trang bị đầy đủ kiến thức về nó. Khi hiểu rõ về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị người mắc sẽ hiểu được cách thức đẩy lùi căn bệnh này.
Bệnh viêm hang vị dạ dày là gì?
Viêm hang vị dạ dày là tình trạng hang vị ở phần niêm mạc dạ dày bị viêm, gây ra đau đớn và khó chịu cho người bệnh. Tình trạng bệnh này cũng tương tự như viêm hang vị tá tràng xung huyết hay dạng viêm ở những vị trí khác (tùy vào vị trí viêm hoặc loét sẽ có những tên gọi khác nhau) Bệnh có thể gặp ở bất kì ai, nhưng thường gặp nhất ở độ tuổi trung niên và người cao tuổi. Đáng buồn thay, những năm gần đây, viêm hang vị dạ dày có xu hướng tăng nhẹ ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ từ 1 – 2 tuổi. Vì vậy, bất cứ ai cũng nên cảnh giác với căn bệnh này.
Điểm danh những nguyên nhân gây nên bệnh viêm hang vị dạ dày
Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm hang vị dạ dày được ghi nhận và tổng hợp. Xác định đúng các yếu tố hình thành bệnh sẽ giúp phòng ngừa và điều trị dứt điểm căn bệnh này.
Vi khuẩn HP: Nguyên nhân chủ yếu và quan trọng nhất gây viêm hang vị dạ dày chính là do vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori). Đây là tên một loại virus gây nên đa số các bệnh liên quan đến dạ dày như: viêm loét dạ dày, tá tràng, hang vị… Thậm chí cả ung thư dạ dày. Chúng sống ở các nếp gấp của hang vị và sẽ phát triển, sinh sôi rất nhanh nếu gặp các điều kiện thuận lợi. Từ đó gây nên các bệnh về đau dạ dày.
Chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống không khoa học và thiếu chất cũng là nguyên nhân gây nên bệnh viêm hang vị dạ. Sử dụng nhiều các loại thực phẩm bẩn; uống rượu bia nhiều; ăn thức ăn cay nóng… Cũng khiến dạ dày hoạt động quá tải và gây viêm nhiễm nghiêm trọng.
Chế độ sinh hoạt: Chế độ sinh hoạt, làm việc không điều độ là yếu tố tất yếu gây ra chứng viêm hang vị mà người bệnh cần đề phòng. Công việc áp lực, stress kéo dài không được giải tỏa, thức đêm nhiều,… sẽ dẫn tới rối loạn đồng hồ sinh học của cơ thể. Từ đó, dạ dày hoạt động không ổn định dễ gây viêm nhiễm, tổn thương.
Thuốc tân dược: Một số nghiên cứu cũng chỉ ra nguyên nhân không nhỏ dẫn tới viêm hang vị dạ dày là do sử dụng thuốc tây kéo dài hoặc tác dụng phụ của thuốc. Các loại thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, thuốc giảm đau có tác động trực tiếp đến dạ dày khiến cho dạ dày bị tổn thương và gây ra tình trạng viêm loét.
Triệu chứng điển hình của bệnh
Thông thường, biểu hiện của viêm hang vị dạ dày sẽ khá giống với đau dạ dày khiến nhiều người nhầm lẫn. Tuy nhiên, người bệnh có thể căn cứ vào một số biểu hiện đặc trưng dưới đây để xác định hang vị dạ dày có bị tổn thương hay không:
Cảm giác đau phần thượng vị, cơn đau lúc thì đau âm ỉ khi lại rất dữ dội. Cơn đau quặn ở vùng trên rốn và có thể lặp đi lặp lại tại một số thời điểm nhất định. Đây là dấu hiệu dễ nhầm lẫn nên người bệnh có thể không mấy chú ý.
Đối với người bị viêm hang vị dạ dày ở giai đoạn nhẹ, các cơn đau sẽ xuất hiện nhiều về đêm và đặc biệt là đau ngay sau khi ăn đồ cay nóng, đồ ăn có vị chua và sau khi uống rượu bia.
Đối với người bị bệnh ở giai đoạn nặng, người bệnh sẽ cảm thấy:
- Đau bụng rất nhiều khi no và thậm chí là đau âm ỉ cả ngày không dứt.
- Dấu hiệu ợ hơi, ợ chua, ợ nóng xảy ra liên tục, khiến cho người bệnh thấy khó chịu.
- Ban đầu, phần niêm mạc trên hang vị chỉ có những vết trợt nông, lâu dần những vết trợt trở nên sâu hơn gây ra viêm loét và tổn thương cho dạ dày.
- Cảm giác buồn nôn, nôn ra dịch nhầy và chất lượng phân xấu, có mùi hôi khác thường.
- Lâu dần, người bệnh sẽ gầy gò, ốm yếu, xanh xao, do cơ thể bị thiếu chất trầm trọng, dẫn đến suy dinh dưỡng.
Nếu phát hiện bản thân hoặc những người trong gia đình có bất cứ hiểu hiện, triệu chứng nào như trên đây thì rất có thể đó là dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm hang vị dạ dày. Nên thăm khám sớm nhất có thể để xác định bệnh.
Phương pháp điều trị bệnh viêm hang vị dạ dày hiện nay là gì?
Để việc điều trị viêm niêm mạc hang vị dạ dày hiệu quả, cần nắm rõ nguyên nhân gây ra bệnh và có phương pháp can thiệp thích hợp. Nếu viêm niêm mạc hang vị dạ dày do vi khuẩn Hp cần dùng kháng sinh thích hợp để điều trị và ngăn ngừa tái phát. Các y bác sĩ cũng sẽ cho người bệnh sử dụng thêm các loại thuốc điều trị hỗ trợ như thuốc kháng acid để làm giảm các triệu chứng.
Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh: Ăn các loại thực phẩm dễ tiêu. Tránh các thực phẩm nhiều chất béo như thức ăn chiên xào và mỡ động vật. Ăn nhiều trái cây tươi và các loại rau lá xanh.,…
Nhìn chung bệnh viêm hang vị dạ dày hoàn toàn có thể phòng tránh được và có thể can thiệp, chữa trị nếu kịp thời phát hiện. Do đó, mỗi người hãy tự chăm lo, lưu ý nhiều hơn đến sức khỏe của mình và nắm rõ những dấu hiệu, nguyên nhân của bệnh để phòng ngừa được hiệu quả nhất!