Rất nhiều bậc cha mẹ cho rằng, viêm dạ dày là bệnh lý không quá nguy hiểm nên không cần phải quá bận tâm. Tuy nhiên, vấn đề sức khỏe của trẻ cần phải được quan tâm đặc biệt, nếu không có biện pháp chăm sóc phù hợp, viêm dạ dày cấp ở trẻ em có thể kéo dài nhiều năm gây ra những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ.
Dấu hiệu nào giúp nhận biết viêm dạ dày cấp ở trẻ em?
Viêm dạ dày cấp ở trẻ em là tình trạng niêm mạc dạ dày của trẻ bị tổn thương bởi nhiều nguyên nhân. Trong một số trường hợp viêm dạ dày cấp có thể dẫn đến loét dạ dày và nếu diễn ra trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Vì vậy cha mẹ cần chú ý đến các dấu hiệu và triệu chứng để can thiệp kịp thời giúp trẻ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Phần lớn các triệu chứng của viêm dạ dày cấp có thể xuất hiện và biến mất nhanh nên cha mẹ thường bỏ qua nó, nhiều trẻ bị viêm dạ dày do nhiễm vi khuẩn nhưng không có bất kỳ triệu chứng nào. Một số trường hợp khác, viêm dạ dày cấp ở trẻ có các biểu hiện như:
- Khó tiêu
- Đau bụng âm ỉ, đau có tính chất nóng rát
- Cảm thấy mệt mỏi
- Có thể bị sốt, nhức đầu
- Rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, nôn mửa, đôi khi có máu trong chất nôn hoặc phân
Đối với trẻ nhỏ, bệnh có biểu hiện nhẹ và có thể thuyên giảm trong vài ngày. Nếu bị nôn, nó thường kèo dài trong một ngày hoặc lâu hơn. Tiêu chảy thường diễn ra khi hết nôn và kéo dài 5 đến 7 ngày gây ra tình trạng mất nước.
Cần đưa trẻ đi khám ngay khi xuất hiện các triệu chứng trên và các yếu tố sau:
- Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi
- Có một số bệnh lý nền (các vấn đề tim mạch, thận, tiểu đường hoặc tiền sử sinh non)
- Triệu chứng không thuyên giảm, diễn tiến nặng hơn, tình trạng nôn mửa, tiêu chảy dẫn đến mất nước trầm trọng.
Bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp để giải quyết các triệu chứng viêm dạ dày cấp ở trẻ em. Cha mẹ chú ý tuân theo chỉ định của bác sĩ và có những biện pháp hỗ trợ đúng đắn để việc điều trị đạt kết quả cao.
Các biện pháp chăm sóc tại nhà khi gặp viêm dạ dày cấp ở trẻ em
Để việc điều trị viêm dạ dày cấp ở trẻ em đạt kết quả tối ưu, cha mẹ cần chủ động thực hiện những biện pháp dưới đây để cải thiện tình trạng sức khỏe trẻ một cách nhanh chóng.
Hạn chế các yếu tố lây truyền
Hạn chế lây truyền cho người khác cũng như hạn chế các yếu tố có thể làm nhiễm vi khuẩn gây viêm dạ dày ở trẻ nhờ các biện pháp đơn giản sau:
- Không để trẻ tiếp xúc với nước bọt của người bị viêm loét dạ dày tá tràng (tránh hôn lên mặt, dùng chung dụng cụ cá nhân)
- Không cho trẻ dùng chung đồ ăn thức uống với bất kỳ ai
- Rửa tay kỹ lưỡng, yêu cầu trẻ phải rửa tay và lau khô sau khi đi vệ sinh
- Thường xuyên làm sạch nhà vệ sinh bằng thuốc khử trùng, ngoài ra phải làm sạch các bề mặt hoặc nơi cầm nắm trong nhà vệ sinh hằng ngày.
Tránh xa một số loại thực phẩm sau
Hạn chế một số triệu chứng của viêm dạ dày cấp ở trẻ em, cha mẹ nên chú ý không đưa một số loại thực phẩm và nước uống sau cho trẻ:
- Nước có gas, nước ngọt chưa pha loãng. Những loại nước uống này chứa quá nhiều đường khiến tình trạng tiêu chảy thêm nặng hơn
- Cà phê và trà. Những thứ này có thể khiến con bạn mất nước
- Đồ ăn nhanh, đồ chiên rán
- Thức ăn gây tiết nhiều dịch vị như đồ cay nóng, chua, thực phẩm đã lên men,…
- Các loại đồ ngọt như bánh kẹo, socola, kem,…
Cung cấp đủ nước cho trẻ
Nếu con bạn trên 6 tháng tuổi và bị viêm dạ dày nhẹ, không bị mất nước, bạn có thể chăm sóc trẻ tại nhà. Bước đầu tiên là cung cấp đủ nước cho bé, cho dù con bạn đang sử dụng sữa hay nước lọc, điều quan trọng phải là:
- Thường xuyên cung cấp một lượng nhỏ chất lỏng thay vì một lượng lớn.
- Bổ sung nước ngay cả khi trẻ bị nôn
Một số loại chất lỏng có thể bổ sung cho bé đó là: sữa mẹ, sữa công thức hoặc nếu trẻ trên 1 tuổi có thể sử dụng sữa bò. Bạn cũng có thể cho uống những loại đồ uống mà trẻ yêu thích như nước trái cây, nước ngọt, miễn là trẻ không bị mất nước, tuy nhiên cần giảm lượng đường có trong các sản phẩm đó bằng cách pha loãng với nước (vì đường có thể dẫn đến tiêu chảy nặng hơn).
Lưu ý trong chế độ ăn của trẻ
Chế độ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ nên cha mẹ cần phải đặc biệt chú ý tới khẩu phần ăn cũng như thói quen ăn uống, cụ thể là:
- Chia nhỏ các bữa ăn
- Thức ăn được chế biến mềm, nhuyễn để giảm bớt gánh nặng cho dạ dày
- Ăn các loại rau chứa ít chất xơ sợi như rau củ non, rau mồng tơi, rau dền,..
- Thực phẩm làm giảm axit dịch vị như mật ong, đường, dầu thực vật
- Thực phẩm giúp bọc, hút, thấm niêm mạc dạ dày như sữa, bánh mì, khoai,..
- Sử dụng thực phẩm hỗ trợ điều trị viêm dạ dày cấp ở trẻ em, bảo vệ đường tiêu hóa của trẻ.
Nếu cha mẹ thấy trẻ xuất hiện các triệu chứng bất thường đường tiêu hóa, hãy đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.