Sau mắc Covid-19 sức khỏe của người bệnh bị suy giảm đáng kể, nguy hiểm nhất là những tổn thương ở phổi gây ra các triệu chứng ho dai dẳng, khó thở, thậm chí không còn hơi sức để sinh hoạt như bình thường. Để cải thiện chức năng phổi người bệnh cần phải tích cực thay đổi lối sống bằng những thói quen có lợi cho sức khỏe.
Tập thể dục cho phổi
Ngoài những bài tập toàn thân thì người bệnh hậu Covid-19 cũng nên dành nhiều thời gian để thực hiện các bài tập dành riêng cho phổi. Người bệnh có thể tập hít thở sâu bằng bụng, hạn chế thở bằng bụng, sau đó thở ra hết sức để đẩy luồng khí cặn trong phổi. Có thể áp dụng bài tập này vào bất cứ thời điểm nào trong ngày để giúp phổi tiếp nhận oxy, thải bỏ CO2 và phân phối oxy đi khắp các cơ quan. Bài tập thở sâu cùng là một cách thư giãn hiệu quả, giảm căng thẳng mệt mỏi rất tốt.
Tăng cường vận động thể chất
Vận động cơ thể, tăng cường tập thể dục là hoạt động lành mạnh không chỉ tốt cho phổi mà còn tăng cường chức năng cho tất cả các bộ phận khác trong cơ thể. Trong quá trình tập thể dục cơ thể trao đổi khí mạnh hơn, tim đập nhanh hơn để đưa máu giàu oxy đi khắp các cơ quan.
Tuy nhiên người mới khỏi COVID-19 không nên vận động mạnh vì phổi vẫn chưa hồi phục hoàn toàn, nếu tập quá sức có thể dẫn tới tình trạng hụt hơi, đuối sức nhanh. Tốt nhất là nên lựa chọn những môn thể thao nhẹ nhàng như chạy bộ, đạp xe, yoga hoặc dưỡng sinh để thư giãn cơ bắp đồng thời giúp phổi bơm oxy tốt hơn. Để có hiệu quả tốt nhất nên tập thể dục đều đặn kết hợp với nhịp thờ phù hợp.
Chú trọng vào chế độ dinh dưỡng
Trải qua cơn bạo bệnh, việc muôi dưỡng, phục hồi lá phổi bằng những loại thực phẩm chống viêm, giàu vitamin là điều vô cùng quan trọng. Chế độ ăn đủ chất không chỉ cung cấp năng lượng cho cơ thể, duy trì hoạt động sống mà còn ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe. Những loại thực phẩm mà bệnh nhân Hậu COVID-19 nên tích cực sử dụng bao gồm:
-
Tinh bột, chất béo, protein, đường, Vitamin và khoáng chất,… với hàm lượng và tỉ lệ phù hợp với cân nặng và hoạt động của cơ thể.
- Vitamin D, C, B12, E là những dưỡng chất tốt cho phổi, tăng cường sức đề kháng tự nhiên
- Tích cực bổ sung thực phẩm chống viêm như quả anh đào, việt quất, quả ô liu, đâu lăng,… đặc biệt là đối với những người bị viêm đường thở gây ra triệu chứng nặng nề ở ngực, khó thở.
- Ngoài thực phẩm thì nước uống cũng rất quan trọng, hãy uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày để giữ phổi hoạt động tốt hơn. Nước còn có thể làm sạch đường thở, giảm khó thở và khó chịu
Không hút thuốc lá
Trong khói thuốc có lượng lớn là các chất gây độc cho phổi và hệ hô hấp như carbon monoxide, nicotine,… Chủ động hút thuốc lá hay hút thuốc bị động cũng gây ảnh hưởng tới sức khỏe của lá phổi, tăng nguy cơ mắc ung thư. Khi phổi bị tổn thương sẽ dễ mắc phải các bệnh liên quan đến phổi như xơ phổi, hen suyễn, viêm phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính,…
Hạn chế tiếp xúc với khói bụi ô nhiễm
Trong những năm gần đây chất lượng không khí giảm sút nghiêm trọng đặc biệt là ở thành phố lớn nơi có nhiều phương tiện giao thông di chuyển. Bụi và hóa chất độc hại tồn tại trong không khí được phổi hít thở liên tục trong thời gian dài sẽ làm hỏng mô phổi, đẩy nhanh quá trình lão hóa.
Tốt nhất là nên hạn chế tiếp xúc với khói bụi và ô nhiễm vì các hóa chất độc hại có thể lắng đọng trong các khoang phổi và gây ra các vấn đề về hô hấp. Nếu do tính chất công việc, cần có biện pháp bảo vệ, giảm thiểu độc hại đến cơ thể. Nếu có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh phổi thì nên đi khám càng sớm càng tốt.
Phổi là cơ quan bị tổn thương nghiêm trọng nhất sau khi mắc COVID-19 nên người mới khỏi bệnh cần phải kiên trì thực hiện các biện pháp cải thiện chức năng phổi để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm. Nếu tình trạng hậu COVID-19 không có dấu hiệu cải thiện hoặc trở nặng thì người bệnh nên tìm đến các cơ sở y tế để được thăm khám cụ thể.