Đờm là chất dịch trong đường hô hấp, trong đờm có thể mang mầm bệnh là vi khuẩn, virus và tùy vào tình trạng bệnh đờm sẽ có màu sắc khác nhau. Cơ thể khỏe mạnh đờm tống ra ngoài đờm màu trắng trong suốt nhưng khi nhiễm bệnh màu sắc của đờm có thể thay đổi sang màu vàng, xanh, đỏ, nâu sẫm thậm chí là đen.
Chẩn đoán bệnh qua màu sắc đờm
Đờm hay còn gọi là đàm, là chất tiết của đường hô hấp mang vi khuẩn chứa mầm bệnh. Màu sắc của đờm giúp chúng ta có thể phần nào nhật biết được bệnh lý và rối loạn của cơ thể. Thường xuyên kiểm tra chất đờm để có biện pháp xử lý càng sớm càng tốt, tránh để lại di chứng nguy hiểm tới sức khỏe.
Ho đờm trắng đục
Ho có đờm trắng chủ yếu là do viêm đường hô hấp trên nhưng cũng có thể phát sinh khi bị cúm hoặc viêm xoang. Một số trường hợp hiếm gặp hơn, đờm màu trắng được tạo ra khi bạn ăn nhiều sản phẩm từ sữa.
Người bệnh nên uống nhiều nước để giảm ho ra đờm trắng. Nếu bị cúm, có thể sử dụng một số thuốc như Paracetamol hoặc Ibuprofen. Ngoài ra, viêm xoang cũng có thể được điều trị theo cách này, nhưng corticosteroid hoặc kháng sinh cũng có thể được bác sĩ khuyên dùng tùy thuộc vào nguyên nhân gây viêm xoang.
Ho đờm vàng và đờm xanh
Ho có đờm vàng, xanh thường phát sinh khi bạch cầu trung tính có trong đường thở, là các tế bào bảo vệ trong cơ thể tạo ra một loại protein màu xanh lá cây được hòa tan trong đờm. Vì vậy, đờm có màu vàng, xanh cho thấy có nhiễm trùng trong xoang mũi hoặc trong đường hô hấp như bệnh viêm họng, viêm phổi.
Ho có đờm ra tia máu
Đây là dấu hiệu của chảy máu trong, có thể là triệu chứng của một số bệnh như: Suy tim, ung thư phổi, áp xe phổi, bệnh phổi tắc nghẽn và bệnh lao. Hơn nữa, nếu đờm có màu nâu, có thể có nghĩa là máu cũ vẫn còn bên trong cơ thể và được trộn lẫn với đờm.
Ho có đờm màu đen
Là triệu chứng do: Áp xe phổi, bệnh bụi phổi, bệnh do nhiễm nấm, hút thuốc lá quá nhiều. Một số những người làm việc ở nơi bị ô nhiễm nặng như mỏ đá, mỏ than thường có đờm màu nâu hoặc màu đen. Cũng có thể phát sinh tình trạng đờm có màu nâu đen do ăn một số thực phẩm như socola, cà phê hoặc rượu vang đỏ.
Ho đi kèm với các dấu hiệu khác
Ho đờm kéo dài không sốt
Dấu hiệu của một số bệnh về đường hô hấp như viêm phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, viêm phế quản hoặc bệnh tim mạch hoặc gan. Nếu ho có đờm đặc nặng lâu ngày không khỏi đi kèm theo các triệu chứng bất thường khác thì người bệnh nên đi khám bác sẽ để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh.
Ho đờm khó thở
Đây là triệu chứng cũng rất nhiều gặp phải. Triệu chứng này có thể là biểu hiện của một số bệnh lý như viêm amidan hốc mủ, viêm họng mãn tính, viêm xoang, viêm mũi dị ứng…
Ho đờm buồn nôn
Ở nhiều đối tượng có thể xảy ra hiện tượng ho ra đờm nhầy kèm buồn nôn,tùy độ tuổi khác nhau nhưng phần lớn nguyên nhân là do bệnh lý bao gồm viêm họng cấp, trào ngược dạ dày thực quản, viêm phổi. Trong một số trường hợp phụ nữ mang thai cũng gặp phải tình trạng này.
Ho đờm về đêm
Là biểu hiện của sự nhiễm trùng và một số bệnh về đường hô hấp, khi chất nhầy tích tụ về đêm gây khó thở làm người bệnh khó chịu. Ngoài ra, cảm lạnh, viêm phế quản, trào ngược, hen suyễn là một số bệnh thường gặp có biểu hiện ho có đờm về đêm.
Kết luận: Trên đây chỉ là một số đánh giá sơ bộ khi bị ho có đờm. Người bệnh nên đi thăm khám bác sĩ để có phác đồ điều trị phù hợp với bản thân trong trường hợp triệu chứng ho có đờm chuyển biến xấu.