Cúm mùa là căn bệnh mà ai cũng có nguy cơ mắc phải. Tuy nhiên có những nhóm đối tượng rất dễ bị tổn thương, một khi đã mắc cúm sẽ có nguy cơ cao phát triển các biến chứng nghiêm trọng thậm chí là tử vong.
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), trẻ nhỏ dưới 5 tuổi có nhiều khả năng gặp biến chứng khi nhiễm virus cúm so với người lớn. Nguyên nhân là do hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển hoàn toàn. Trẻ đang mắc các bệnh lý nền mạn tính như rối loạn chức năng cơ quan, tiểu đường hoặc hen phế quản khiến cho tình trạng chuyển biến xấu.
Trong trường hợp trẻ bị cúm mà gặp các biểu hiện sau thì nên đi khám bác sĩ ngay lập tức:
- Khó thở
- Sốt cao dai dẳng
- Đổ mồ hôi hoặc ớn lạnh
- Làn da chuyển sang màu xám xanh
- Nôn mửa dữ dội hoặc dai dẳng
- Khó uống đủ nước
- Mất cảm giác thèm ăn
- giảm cảm giác thèm ăn
- Các triệu chứng ban đầu được cải thiện nhưng sau đó trở nên nghiêm trọng hơn
- Ít tương tác
Cha mẹ có thể bảo vệ con bằng cách đưa trẻ đi tiêm phòng trước khi dịch cúm bùng phát, hãy thảo luận với bác sĩ chuyên khoa để lựa chọn loại vắc xin phù hợp nhất với trẻ. Khi được tiêm phòng đầy đủ, khả năng trẻ bị nhiễm cúm là rất thấp.
Đối với trẻ từ dưới 6 tháng tuổi trở xuống, trẻ còn quá nhỏ để tiêm phòng cúm. Tuy nhiên,cha mẹ có thể đảm bảo những người mà trẻ tiếp xúc đã được tiêm phòng cúm, không mang virus gây bệnh.
Phụ nữ đang mang thai
Phụ nữ đang mang thai và mới sinh dễ mắc cúm hơn so với nữ giới không mang thai. Nguyên nhân là do cơ thể của họ trải qua những thay đổi ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, tim và phổi. Các biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra ở nhóm đối tượng này đó là đẻ non hoặc dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
Sốt là triệu chứng điển hình của bệnh cúm, các mẹ bầu nếu bị sốt và có các triệu chứng giống như cúm hãy đi khám ngay lập tức. Sốt nếu không được chữa trị kịp sẽ gây hại tới thai nhi. Một số dấu hiệu cảnh báo khác mà chị em phụ nữ không được chủ quan:
- Cử động thai giảm hoặc không cảm nhận được cử động
- Sốt cao, đổ mồ hôi và ớn lạnh
- Đau hoặc cảm thấy tức ngực, tức bụng
- Chóng mặt hoặc đột ngột choáng váng
- Lú lẫn
- Nôn mửa dữ dội, liên tục
- Tăng huyết áp
Điều trị sớm sẽ ngăn chặn được biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, việc tiêm phòng vắc xin ngừa cúm sẽ bảo vệ cả hai mẹ con, đảm bảo an toàn tuyệt đối. Tuy nhiên mẹ bầu không nên tiêm vắc xin dạng xịt mũi vì trong đó có chứa vi-rút cúm còn sống đã suy yếu. Đối với phụ nữ đang cho con bú loại vắc xin này lại rất an toàn.
Người cao tuổi
Những người từ 65 tuổi trở lên nhiều khả năng mắc bệnh nặng vì cúm. Nguyên nhân là do hệ thống miễn dịch suy giảm do tuổi tác, virus cúm làm trầm trọng thêm các bệnh lý mạn tính như bệnh tim, bệnh phổi và bệnh hen phế quản.
Người nhà nên đưa bệnh nhân đi khám nếu phát hiện các biểu hiện như:
- Khó thở
- Sốt cao kéo dài
- Đổ mồ hôi hoặc ớn lạnh
- Tình trạng bệnh không cải thiện sau ba hoặc bốn ngày
- Các triệu chứng cúm cải thiện nhưng sau đó trở nên nghiêm trọng hơn
Bên cạnh loại vắc xin cúm thông thường, có một loại vắc-xin liều cao đã được phê chuẩn đặc biệt dành cho những người từ 65 tuổi trở lên được gọi là Fluzone High-Dose. Loại vắc xin này có liều lượng cao gấp bốn lần liều lượng thông thường và cung cấp phản ứng miễn dịch mạnh hơn và tăng cường khả năng bảo vệ kháng thể.
Người có bệnh lý nền
Đối với nhóm người có bệnh lý nền, sức đề kháng yếu, khả năng chống lại vi khuẩn cúm của họ đã bị suy giảm đáng kể. Những người có sức đề kháng yếu thường mắc các bệnh lý nền như:
- Hen phế quản
- Bệnh tiểu đường
- Gặp vấn đề ở não hoặc cột sống
- Bệnh phổi
- Bệnh tim
- Bệnh thận
- Bệnh gan
- Bệnh máu
- Hội chứng chuyển hóa
- Hệ thống miễn dịch suy yếu do bệnh (HIV hoặc AIDS) hoặc thuốc (đang điều trị ung thư)
- Người dưới 19 tuổi đang được điều trị liên tục bằng thuốc aspirin cũng có khả năng cao nhiễm virus cúm.
Điều quan trọng đối với những người có hệ miễn dịch yếu là tiêm phòng cúm. Hãy đi khám để được tư vấn loại vắc xin phù hợp nhất. Yếu tố môi trường cũng là điều kiện bất lợi khiến cho vi khuẩn cúm lây lan rộng rãi. Những môi trường dễ lây nhiễm bao gồm bệnh viện, trường học, nhà dưỡng lão, các cơ sở chăm sóc trẻ em, doanh trại quân đội, văn phòng công sở,…
Nên làm gì để phòng tránh bệnh cúm?
Đối với nhóm người dễ mắc cúm, hãy tiêm phòng hằng năm để làm giảm nguy cơ nhiễm virus gây bệnh. Nên đi khám bác sĩ nếu phát hiện ra bất cứ dấu hiệu cảnh báo của bệnh. Ngoài ra, tất cả công dân từ 6 tháng tuổi trở lên đều nên tiêm chủng. Có nhiều loại vắc-xin khác nhau, từ tiêm cho đến xịt mũi nhưng tùy thuộc vào tình trạng của từng người và các yếu tố nguy cơ, bác sĩ sẽ đề xuất loại vắc xin phù hợp.
Những cách khác để ngăn ngừa bệnh cúm bao gồm:
- Thực hành thói quen sạch sẽ như rửa tay bằng xà phòng và nước
- Lau các bề mặt và đồ vật bằng chất khử trùng
- Khi ho hoặc hắt hơi thì nên che miệng bằng khăn giấy để giảm thiểu khả năng lây nhiễm
- Không đưa tay chạm vào mắt, mũi và miệng
- Ngủ đủ 8 tiếng mỗi đêm
- Tập thể dục thường xuyên để tăng cường khả năng miễn dịch
Điều trị cúm trong vòng 48 giờ đầu tiên khi các triệu chứng xuất hiện là cách tốt nhất để chữa khỏi bệnh. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng vi-rút để rút ngắn thời gian mắc bệnh và ngăn ngừa biến chứng cúm phát triển.