Viêm xoang có nguy hiểm không?

Viêm xoang là bệnh lý tai mũi họng khá phổ biến ở nước ta có thể gặp ở bất cứ nhóm đối tượng nào. Vì không thể chữa khỏi hoàn toàn nên người bệnh phải chủ động kiểm soát để ngăn không cho bệnh tiến triển nặng. 

Tổng quan bệnh Viêm xoang

Viêm xoang là bệnh mạn tính xảy ra khi các khoang bên trong mũi và đầu (được gọi là xoang) bị sưng và viêm trong một thời gian dài. Hiện tượng này khiến cho dịch nhầy không thể thoát ra ngoài và nghẹt lại ở bên trong mũi. Chất nhầy dư thừa sẽ khiến cho vi trùng và các loại khuẩn khác tích tụ trong hốc xoang, gián tiếp gây ra bệnh cảm lạnh hoặc dị ứng. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra bệnh viêm xoang, cả người lớn và trẻ nhỏ đều phải cảnh giác với chứng bệnh  này. 

Viêm xoang được phân chia thành 3 cấp độ tùy thuộc vào thời gian mắc bệnh:

  • Viêm xoang cấp tính: Biểu hiện giống cảm lạnh, kéo dài từ 1 – 2 tuần. Trong trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn, viêm xoang cấp tính có thể kéo dài đến 4 tuần.
  • Viêm xoang bán cấp: Các triệu chứng kéo dài trong 3 tháng. Tình trạng này thường đi kèm các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn hoặc dị ứng theo mùa.
  • Viêm xoang mạn tính: Triệu chứng kéo dài trên 3 tháng nhưng tình trạng bệnh nhân không quá nghiêm trọng. 
Tổng quan bệnh Viêm xoang 1

Viêm xoang gây nhiều khó chịu cho người bệnh

Các triệu chứng của Viêm xoang 

Các triệu chứng điển hình của bệnh viêm xoang mãn tính gồm:

  • Nghẹt mũi
  • Chất nhầy trong mũi đặc, có màu
  • Chảy dịch mũi sau
  • Tắc hoặc nghẹt mũi gây khó thở
  • Đau, nhức và sưng quanh vùng mắt, má, mũi hoặc trán 
  • Mất khứu giác và vị giác

Một số trường hợp có thể đi kèm với các triệu chứng 

  • Đau tai
  • Đau nhức ở hàm trên và răng 
  • Ho, hắng giọng
  • Đau họng
  • Hôi miệng
  • Mệt mỏi

Triệu chứng bệnh kéo dài ít nhất 12 tuần. Có những bệnh nhân mắc viêm xoang cấp tính trước nhưng không kiểm soát tốt nên bệnh trở nặng và phát triển thành viêm xoang mạn tính hết sức nguy hiểm. 

Nguyên nhân gây Viêm xoang

Có rất nhiều tác nhân gây ra bệnh viêm xoang một trong số đó phải kể đến:

  • Polyp mũi: Các mô này gây tắc nghẽn đường mũi hoặc xoang.
  • Lệch vách ngăn mũi: Vách ngăn – bức tường giữa hai lỗ mũi – có thể gây cản trở hoặc chặn các lỗ thông xoang, làm cho các triệu chứng của bệnh viêm xoang trở nên trầm trọng hơn.
  • Mắc các bệnh lý nền: Các biến chứng của các bệnh lý như xơ nang, HIV và những bệnh liên quan đến hệ miễn dịch có thể gây ra tình trạng nghẹt mũi. 
  • Nhiễm trùng đường hô hấp: như cảm lạnh có thể làm viêm và dày màng xoang khiến cho dịch nhầy không thể thoát ra ngoài. Nguyên nhân gây bệnh nhiễm trùng có thể là do virus, vi khuẩn hoặc nấm.
  • Dị ứng: tình trạng viêm xảy ra do dị ứng có thể gây tắc các xoang.

Khi xác định được rõ nguyên nhân gây viêm xoang, người bệnh có thể chủ động phòng ngừa để ngăn không cho cơn xoang xuất hiện đột ngột. Ngược lại, nếu không kiểm soát tốt có thể gặp phải biến chứng nghiêm trọng. Tuy biến chứng viêm xoang rất hiếm gặp nhưng người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan:

  • Suy giảm thị lực: Trong trường hợp nhiễm trùng xoang lan đến hốc mắt, người bệnh có thể bị giảm thị lực hoặc mù lòa vĩnh viễn.
  • Nhiễm trùng: Hầu hết người bệnh mắc viêm xoang mạn tính có thể bị viêm màng và dịch xung quanh não và tủy sống (viêm màng não), nhiễm trùng xương hoặc nhiễm trùng da nghiêm trọng.

Phòng ngừa bệnh Viêm xoang 

Để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh viêm xoang mãn tính cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ dẫn: 

  • Bảo vệ bản thân khỏi các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên bằng cách hạn chế tiếp xúc với những người bị cảm lạnh
  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng với nước, đặc biệt là trước khi ăn
  • Kiểm soát bệnh dị ứng bằng cách hạn chế tối đa tiếp xúc với những tác nhân gây ra phản ứng dị ứng
  • Tránh xa khói thuốc lá và không khí ô nhiễm vì đây là những tác nhân gây kích ứng, viêm phổi và đường hô hấp của người bệnh
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm cũng là cách để ngăn ngừa được bệnh viêm xoang, tuy nhiên cần phải giữ cho máy tạo ẩm sạch sẽ và không bị nấm mốc bằng cách vệ sinh thường xuyên và kỹ lưỡng

Chẩn đoán bệnh Viêm xoang 

Nội soi tai mũi họng là phương pháp phổ biến và hiệu quả nhất trong việc chẩn đoán bệnh viêm xoang. Trong quá trình quan sát bác sĩ có thể phát hiện ra dịch màu vàng xanh từ khe xoang, các niêm mạc xung quanh bị phù nề, viêm.

Đối với những trường hợp nặng hơn cần phải thực hiện thêm một số xét nghiệm khác như: 

  • Chẩn đoán hình ảnh: Ảnh chụp CT hoặc MRI cho thấy chi tiết các xoang và mũi của người bệnh nhờ đó mà xác định chính xác tình trạng viêm sâu hoặc tắc nghẽn khó phát hiện bằng nội soi.
  • Xét nghiệm dị ứng: Nếu bác sĩ nghi ngờ phản ứng dị ứng là nguyên nhân gây ra bệnh viêm xoang thì người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện xét nghiệm dị ứng trên da 
  • Lấy dịch từ mũi và xoang: Việc lấy dịch là không cần thiết để chẩn đoán viêm xoang mãn tính. Tuy nhiên, khi tình trạng bệnh không đáp ứng với phương pháp điều trị hoặc bệnh tiến triển nặng thì việc xét nghiệm cấy dịch sẽ xác định được rõ nguyên nhân của vấn đề. 
Chẩn đoán bệnh Viêm xoang  1

Rửa mũi thường xuyên giúp hạn chế cơn viêm xoang tái phát

Biện pháp điều trị bệnh Viêm xoang 

Sau khi thăm khám bác sĩ sẽ thiết kế phác đồ điều trị riêng biệt cho từng trường hợp cụ thể. Bên cạnh những nhóm thuốc cơ bệnh nhân sẽ dược điều trị 

Thuốc kê đơn 

Thuốc nhỏ mũi chứa corticoid giúp ngăn ngừa và điều trị viêm. Nếu thuốc xịt không đem lại hiệu quả, bác sĩ sẽ khuyến khích bệnh nhân rửa mũi bằng nước muối pha với vài giọt budesonide. Hoặc Sử dụng Corticosteroid dạng uống hoặc tiêm: Những loại thuốc này được sử dụng để giảm viêm do viêm xoang nặng, đặc biệt là những trường hợp bệnh nhân bị polyp mũi. Corticosteroid dạng uống có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng khi sử dụng lâu dài, vì vậy chúng chỉ được đưa vào phác đồ cho bệnh nhân viêm xoang với các triệu chứng nghiêm trọng.

Ngoài thuốc uống thì việc rửa mũi bằng nước muối cùng với thuốc xịt hoặc dung dịch xịt mũi để làm giảm tình trạng khô mũi, loại bỏ hoàn toàn các chất gây kích ứng bên trong mũi. Người bên nên áp dụng cách này thường xuyên để hạn chế tối đa cơn viêm xoang khó chịu. 

Thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh đôi khi được dùng trong điều trị viêm xoang nếu người bệnh bị nhiễm trùng do vi khuẩn. Các bác sĩ có thể chỉ định kháng sinh đi kèm với những loại thuốc khác để loại trừ nhiễm trùng tiềm ẩn. 

Liệu pháp miễn dịch

Nếu dị ứng là nguyên nhân gây viêm xoang, việc tiêm phòng dị ứng (liệu pháp miễn dịch) sẽ làm giảm phản ứng dị ứng với các chất kích hoạt dị ứng, từ đó cải thiện tình trạng bệnh. 

Phẫu thuật

Trong trường hợp bệnh nhân kháng thuốc hoặc điều trị, phẫu thuật xoang nội soi là giải pháp thay thế. 

  • Đối với phương pháp này, bác sĩ sử dụng một đường ống mỏng, linh hoạt có gắn đèn (ống nội soi) để thăm dò các lỗ thông xoang. 
  • Tùy thuộc vào nguyên nhân gây tắc nghẽn xoang, bác sĩ sẽ loại bỏ mô hoặc cắt bỏ polyp gây tắc nghẽn mũi. 
  • Mở rộng lỗ thông xoang hẹp cũng có thể là một lựa chọn để thông xoang

Điều trị tại nhà

Bên cạnh các phương pháp điều trị y khoa, bệnh nhân cần tuân thủ việc điều dưỡng thân thể tại nhà: 

  • Nghỉ ngơi giúp cơ thể chống viêm và đẩy nhanh quá trình phục hồi.
  • Làm ẩm ống xoang bằng cách trùm khăn lên đầu và hít hơi từ bát nước nước nóng. Hít thở không khí ẩm giúp giảm đau do xoang và đưa chất nhầy thoát ra ngoài.
  • Rửa mũi là biện pháp hiệu quả đối với mọi vấn đề về đường hô hấp, nó giúp thông xoang để người bệnh dễ thở hơn.

Viêm xoang là bệnh kéo dài suốt đời, người bệnh phải tự mình kiểm soát tốt các tác nhân gây bênh, vệ sinh đường hô hấp thường xuyên và dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để ngăn không cho cơn viêm xoang.

Ý kiến của bạn

x

Đơn đặt hàng

Để đặt mua hàng, các bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin vào ô bên dưới. Chúng tôi sẽ gọi điện lại để xác nhận đơn hàng trong thời gian sớm nhất