Hiếm có cuộc vui nào mà lại thiếu rượu bia trên bàn tiệc, thậm chí nó còn xuất hiện ngay cả trong bữa ăn thường ngày vì nếu thiếu thì bữa ăn lại nhạt nhẽo hơn hẳn. Tuy nhiên đồ uống có cồn lại là “khắc tinh” đối với dạ dày, ngày càng có nhiều người mắc bệnh liên quan tới hệ tiêu hóa thậm chí là mắc ung thư dạ dày.
Cơ chế tác động của rượu bia tới dạ dày
Khi rượu bia vào cơ thể nó hấp thu nhanh trực tiếp vào máu rồi phân tán đến khắp các mô tế bào và các cơ quan trong cơ thể. Thức uống chứa cồn làm phá hủy lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, không chỉ vậy, chúng làm tăng tiết acid gây phá hủy niêm mạc dạ dày, gây viêm loét và các triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, đầy chướng, nóng rát, mất cảm giác thèm ăn.
Không những vậy nó còn ảnh hưởng tới lớp cơ bao quanh dạ dày dẫn đến thay đổi thời gian tiêu hóa thức ăn. Sự ức chế nhu động dạ dày, tăng thời gian ứ đọng thức ăn ở dạ dày dẫn đến đầy bụng, khó tiêu. Hậu quả là, sau khi uống nhiều rượu, bia, bụng bị trướng, nóng rát, hơi thở nóng, đau bụng vùng thượng vị.
Thậm chí, với những người bệnh đã có sẵn vấn đề viêm loét mà vẫn cố chấp sử dụng rượu bia thường xuyên sẽ gây tăng áp lực CO2 tại dạ dày, tăng tấn công vào vết thương và làm cho chúng nghiêm trọng hơn. Hệ quả là vết loét lan rộng dẫn tới tình trạng xuất huyết, thủng dạ dày. Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm thậm chí là tử vong.
Bảo vệ dạ dày khỏi rượu bia
Để ngăn không cho dạ dày bị tổn thương, xảy ra các biến nặng nề hơn, cách đơn giản đó làm giảm tần suất uống rượu bia, bỏ hẳn thì càng tốt. Nghe thì đơn giản nhưng không phải ai cũng có đủ quyết tâm để làm được. Đối với một số người có thể uống rượu bia là thú vui để thư giãn sau khi làm việc căng thẳng nhưng đối với một số người, do tính chất công việc nên không thể tránh được, dù cho đã có ý thức bảo vệ sức khỏe. Vì vậy, cần có những biện pháp khác để chủ động bảo vệ dạ dày như:
- Trước khi uống rượu nên ăn nhẹ có thể sử dụng các sản phẩm chứa nhiều tinh bột như bánh mỳ, khoai tây, các sản phẩm chiên rán, hoặc sữa để giảm những tác hại mà nó gây ra.
- Cố gắng thay thế rượu, bia có nồng độ cồn cao bằng loại nhẹ hơn
- Uống nhiều nước hoa quả hoặc nước giải rượu sau khi uống rượu bia
- Tránh một số thực phẩm tăng tiết dịch vị gây tổn thương dạ dày như: các loại quả: cóc, xoài, ớt, gia vị như hạt tiêu…
- Khi có những triệu chứng mệt mỏi, ăn uống kém, đầy bụng, khó tiêu, đau bụng vùng thượng vị cần đi khám để phát hiện sớm những tổn thương của dạ dày.
Những cách trên đây chỉ là biện pháp tạm thời giúp hạn chế phần nào tác hại của bia rượu. Giải pháp lâu dài nhất để bảo vệ dạ dày khỏi sự tấn công của đồ uống có cồn, chống viêm, làm lành vết thương trong dạ dày đó là loại bỏ hoàn toàn những chất gây hại.