Thoái hóa khớp được coi là căn bệnh mạn tính thường gặp đối với người cao tuổi. Triệu chứng điển hình của bênh là tình trạng đau nhức xương khớp, cản trở vận động làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống. Nếu bệnh không được chữa trị kịp thời có thể gây ra hiện tượng tàn phế.
Dấu hiệu ban đầu của bệnh
Tình trạng thoái hóa khớp có thể được phát hiện thông qua các triệu chứng như
- Đau khớp kiểu cơ học: Đau dữ dội khi vận động, bớt đau khi nghỉ ngơi
- Hoạt động khó khăn: Người bệnh khó có thể thể đi lại, ngồi xổm, leo cầu thang như bình thường
- Dấu hiệu phá rỉ khớp
- Sờ thấy gai xương
- Khi cử động thì có tiếng lục cục
- Dấu hiệu bào gỗ khớp gối
- Dấu hiệu kẹt khớp
- Khớp biến dạng lệch trục
Chẩn đoán tình trạng thoái hóa khớp
Theo hiệp hội thấp khớp học Mỹ (ACR) 1991, có thể áp dụng những tiêu chuẩn sau để xác định tình trạng thoái hóa khớp:
- Bị đau khớp gối
- Khi chụp X Quang phát hiện gai xương ở rìa khớp
- Dịch khớp là dịch thoái hóa (dịch trong, giảm độ nhớt, BC <2000/mm³)
- Bệnh nhân trên 40 tuổi
- Xuất hiện tình trạng cứng khớp vào buổi sáng
- Có tiếng lạo xạo khi vận động
Chẩn đoán xác định khi có tiêu chuẩn 1,2 hoặc 1,3,5,6 hoặc 1,4,5,6
Theo phân loại của Kellgren và Laurence trên X quang, thoái hóa khớp được chia thành 4 giai đoạn:
- Giai đoạn 0: không có bất kỳ tổn thương nào về khớp
- Giai đoạn 1: có gai xương nhỏ ko hẹp khe khớp
- Giai đoạn 2: có gai xương rõ và nghi nghờ có hẹp khe khớp
- Giai đoạn 3: có gai xương vừa, hẹp khe khớp, xơ xương dưới sụn, và nghi ngờ có biến dạng bề mặt khớp
- Giai đoạn 4: gai xương lớn, hẹp khe khớp nhiều, xơ xương dưới sụn và hình ảnh biến dạng bề mặt khớp rõ.
Mỗi giai đoạn sẽ có phương pháp điều trị khác nhau. Bác sĩ sẽ xem xét tình trạng bệnh nhân và đưa ra phác đồ phù hợp.
Phương pháp điều trị thoái hóa khớp
Mục tiêu điều trị
Người bệnh bị thoái hóa khớp cần điều trị bệnh để kiểm soát tình trạng đau nhức, sưng khớp khi bị viêm cấp. Cải thiện chức năng vận động và hạn chế nguy cơ bị tàn phế. Làm chậm tiến trình thoái hóa khớp. Nhờ đó mà chất lượng cuộc sống của người bệnh được cải thiện. Nên đi khám bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
Điều trị tình trạng thoái hóa khớp
Điều trị nội khoa được chỉ định trong giai đoạn 1,2,3. Bao gồm các biện pháp điều trị không dùng thuốc như:
- Hướng dẫn người bệnh thay đổi lối sống kém khoa học để tránh ảnh hưởng xấu lên khớp
- Giảm cân, duy trì vóc dáng hợp lý
- Giảm béo phì, giữ cân nặng hợp lý.
- Áp dụng liệu pháp vật lý trị liệu, nhiệt trị liệu như siêu âm hồng ngoại, chườm nóng, liệu pháp suối khoáng, bùn,..
Các biện pháp điều trị dùng thuốc bao gồm:
- Thuốc điều trị giảm đau, thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) đường tại chỗ, đường toàn thân, thuốc corticoid tại chỗ.
- Thuốc chống thoái hóa khớp tác dụng chậm.
- Điều trị tế bào gốc từ mô mỡ hoặc tủy xương: Chỉ định với tuổi<65, thoái hóa khớp gối giai đoạn 2,3.
- Huyết tương giàu tiểu cầu tự thân: Thoái hóa khớp gối giai đoạn 2,3.
Điều trị ngoại khoa được chỉ định trong trường hợp thoái hóa khớp giai đoạn 3,4. Khi các phương pháp điều trị nội khoa không đạt kết quả, bệnh nhân đau nhiều.
Người bệnh khi thấy các dấu hiệu bất thường ở các khớp xương nên đi khám càng sớm càng tốt để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi mắc bệnh thoái hóa khớp. Cố tình phớt lờ tình trạng bệnh có thể gây ra hậu quả tàn phế suốt đời.