Thời gian phục hồi sau tai biến khoảng bao lâu?

Sau khi thoát khỏi giai đoạn đầu, thời gian phục hồi sau tai biến được rất nhiều bệnh nhân và gia đình quan tâm. Vậy thời gian hồi phục sau tai biến cần bao lâu? Hãy cùng tìm hiểu.

Sau tai biến gặp những di chứng gì?

Sau tai biến có thể gặp di chứng gì
Di chứng thường gặp sau tai biến mạch máu não

Di chứng sau tai biến mạch máu não rất đa dạng, có thể ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh trong đời sống. Chúng ta thường gặp những di chứng

Suy giảm chức năng vận động

  • Liệt nữa người: Đây là di chứng phổ biến nhất, gây khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động hàng ngày như đi lại, nắm, hoặc nhắc đồ vật.
  • Khó cữ động tay chân: Các vận động đơn giản như nhào bột, buộc dây giày cũng trở nên gian nan.

Rối loạn ngôn ngữ và giao tiếp

  • Khó nói hoặc không thể nói được: Nhiều bệnh nhân có thể chỉ phát ra các âm thanh mất rõ ràng hoặc bị mắc kẹt trong khi diễn đạt.
  • Khó hiểu người khác nói: Kỹ năng hiểu ngôn ngữ của người bệnh cũng bị tác động nghiêm trọng.

Tổn thương trí nhớ và nhận thức

  • Suy giảm trí nhớ ngắn hạn và dài hạn: Người bệnh thường quên lẫu ngay cả những việc mới xảy ra trong vài phút trước.
  • Khó khăn trong việc xử lý thông tin: Những hoạt động như đọc báo, làm toán hay nhận diện gương mặt cũng trở nên phức tạp.

Vấn đề tâm lý

  • Trầm cảm, lo âu: Cảm giác bất lực, mất khả năng độc lập thường gây trầm cảm.
  • Mất động lực sống: Nhiều bệnh nhân trở nên bát đồng, đặc biệt khi thiếu hỗ trợ tâm lý.

Rối loạn chức năng sinh lý

  • Ảnh hưởng đến khả năng điều khiển cơ bàng quang, ruột: Nhiều người bị tiểu khó, tiểu không tự chủ hoặc táo bón nghiêm trọng.

Thời gian phục hồi sau tai biến tiến triển như thế nào?

Bao lâu để phục hồi sau tai biến
Thời gian phục hồi sau tai biến

Tuần đầu tiên: Đây là giai đoạn phục hồi nhanh nhất. Người bệnh có thể cải thiện rõ rệt các khả năng cơ bản như nói chuyện, ngồi dậy, hoặc thực hiện các cử động đơn giản. Vật lý trị liệu ban đầu, như hỗ trợ tập cử động đơn giản hoặc kích thích các cơ bắp, cần được thực hiện ngay để tăng cơ hội phục hồi.

Tháng đầu tiên: Tiến triển vẫn tiếp tục nhưng tốc độ chậm dần. Người bệnh dần lấy lại các kỹ năng phức tạp hơn như đi lại hoặc thực hiện các hoạt động hàng ngày. Tập luyện và điều trị vật lý trị liệu rất cần thiết trong giai đoạn này.

Từ 3 đến 6 tháng: Đây là thời điểm người bệnh thường đạt được sự phục hồi tối đa. Việc duy trì đều đặn các bài tập phục hồi chức năng, kết hợp với chăm sóc y tế và dinh dưỡng là điều cần thiết để tối ưu hóa khả năng hồi phục. Đây cũng là thời gian quan trọng để đánh giá toàn diện mức độ phục hồi và lập kế hoạch dài hạn

Từ 1 năm trở đi: Sự phục hồi diễn ra chậm hơn. Chủ yếu tập trung vào việc duy trì các kết quả đạt được thông qua điều trị duy trì và luyện tập thường xuyên. Đây cũng là giai đoạn phòng ngừa tái phát tai biến mạch máu não bằng cách kiểm soát các yếu tố nguy cơ như huyết áp, tiểu đường, hoặc cholesterol

Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hồi phục sau tai biến 

yếu tố ảnh hưởng quá trình hồi phục
Những yếu tố ảnh hưởng đến phục hồi sau tai biến

Mức độ nghiêm trọng của tai biến

Tai biến có thể gây tổn thương ở các mức độ khác nhau. Nếu tai biến xảy ra ở vùng não kiểm soát chức năng quan trọng như vận động, ngôn ngữ, hoặc hô hấp, khả năng phục hồi có thể gặp nhiều khó khăn hơn. Ngoài ra, mức độ xuất huyết hoặc tắc nghẽn mạch máu cũng là yếu tố quyết định trực tiếp đến khả năng hồi phục.

Tuổi tác và sức khỏe tổng thể trước khi xảy ra tai biến

Tuổi tác đóng vai trò quan trọng trong tốc độ và mức độ phục hồi. Người cao tuổi thường có khả năng tái tạomô chậm hơn so với người trẻ tuổi. Hơn nữa, những bệnh lý nền như tiểu đường, cao huyết áp, hoặc bệnh tim mạch có thể làm quá trình phục hồi kéo dài và phức tạp hơn. 

Thời gian can thiệp y tế

“Thời gian vàng” trong xử lý tai biến là yếu tố sống còn quyết định phần lớn khả năng hồi phục. Can thiệp y tế càng sớm, đặc biệt trong 3-4,5 giờ đầu sau tai biến, cơ hội phục hồi càng cao. Phương pháp điều trị tiêu sợi huyết hoặc lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học phụ thuộc vào thời gian. Khi sự lưu thông máu được khôi phục sớm, các tế bào não bị thiếu oxy có khả năng hồi phục tốt hơn. Nhờ vậy giảm thiểu tổn thương lâu dài.

Tai biến mạch máu não cần tránh những gì?

\ Cần tránh những gì để phục hồi được tốt nhất

Tránh căng thẳng tâm lý

Căng thẳng kéo dài là yếu tố nguy cơ lớn dẫn đến tăng huyết áp, gây hại cho mạch máu não. Để giảm căng thẳng:

  • Thực hành thư giãn: Thực hiện các bài tập hít thở sâu, thiền định hoặc yoga.
  • Quản lý công việc: Sắp xếp thời gian hợp lý, tránh làm việc quá tải.
  • Tìm kiếm hỗ trợ: Nói chuyện với người thân, bạn bè hoặc chuyên gia tâm lý khi cảm thấy áp lực.

Điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý

Một chế độ ăn uống không lành mạnh có thể dẫn đến xơ vữa động mạch. Xơ vữa mạch là nguyên nhân hàng đầu làm tăng nguy cơ tái phát tai biến.

  • Hạn chế thực phẩm có hại:
    • Giảm ăn mỡ động vật, đồ chiên rán, nội tạng động vật.
    • Tránh tiêu thụ nhiều đường (bánh ngọt, nước ngọt) và muối (dưa muối, đồ ăn nhanh).
  • Ưu tiên thực phẩm lành mạnh:
    • Tăng cường rau xanh, trái cây giàu chất xơ.
    • Sử dụng chất béo có lợi như dầu ô liu, dầu cá.
    • Bổ sung các loại hạt (hạt óc chó, hạt hạnh nhân) để cải thiện sức khỏe tim mạch.

Xây dựng lối sống lành mạnh

Các thói quen không lành mạnh như hút thuốc và uống rượu bia. Các thói quen này làm tổn thương mạch máu và cản trở quá trình phục hồi sau tai biến.

  • Bỏ thuốc lá: Tham khảo sự hỗ trợ từ bác sĩ hoặc các chương trình cai thuốc.
  • Hạn chế rượu bia: Uống vừa phải (nếu không thể kiêng hoàn toàn), không quá 1 ly mỗi ngày.

Duy trì vận động thường xuyên

Thiếu vận động làm giảm tuần hoàn máu và tăng nguy cơ hình thành cục máu đông.

  • Tập luyện hàng ngày: Dành ít nhất 30 phút mỗi ngày cho các bài tập nhẹ nhàng. Có thể bắt đàu với đi bộ, đạp xe, cầm nắm
  • Tăng cường vật lý trị liệu: tập vật lý trị liệu dưới sự hướng dẫn của chuyên gia sẽ giúp phục hồi chức năng.
  • Duy trì hoạt động nhẹ nhàng: Nếu không thể tập luyện mạnh, hãy thực hiện các động tác giãn cơ đơn giản tại nhà.

Những phương pháp bổ trợ giúp nhanh phục hồi sau tai biến

Vật lý trị liệu:
Vật lý trị liệu đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi chức năng vận động. Bài tập cải thiện sự linh hoạt, tăng cường sức mạnh cơ giúp lấy lại khả năng vận động. Việc áp dụng các thiết bị hỗ trợ như khung tập đi hoặc liệu pháp điện xung cũng giúp nâng cao hiệu quả phục hồi.

Liệu pháp ngôn ngữ:
Tai biến có thể gây ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp, bao gồm khó khăn trong việc nói, hiểu, đọc hoặc viết. Liệu pháp ngôn ngữ giúp bệnh nhân cải thiện kỹ năng giao tiếp.  Thông qua các bài tập luyện phát âm, tăng cường khả năng biểu đạt ý tưởng và hiểu ngôn ngữ.

Dinh dưỡng đầy đủ:
Chế độ dinh dưỡng khoa học là yếu tố thiết yếu để hỗ trợ quá trình phục hồi. Nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin nhóm B, vitamin C, E, và các khoáng chất như magie, kali.  Các chất tăng cường chức năng não bộ. Đặc biệt còn cải thiện tuần hoàn máu và giảm nguy cơ tái phát tai biến.

Các phương pháp thay thế:
Một số liệu pháp thay thế như châm cứu, yoga hoặc thiền định có thể được áp dụng song song để hỗ trợ tăng cường tuần hoàn máu, giảm căng thẳng và cải thiện sự cân bằng tổng thể của cơ thể. Các phương pháp này cần được thực hiện bởi chuyên gia để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Bổ sung sản phẩm Bình An Nano của Vietlife Nano Pharma

Bình An Nano của Vietlife

Bên cạnh việc tập luyện, người bệnh có thể bổ sung sản phẩm Bình An Nano của Vietlife. Thành phần thiên nhiên được bào chế dưới dạng Nano cho tác dụng hiệu quả, hỗ trợ phục hồi sau tai biến mạch máu não do tắc mạch.