Rối loạn tiền đình ở người trẻ: Dấu hiệu nhận biết, cách phòng ngừa

Rối loạn tiền đình ở người trẻ trong những năm gần đây ngày càng phổ biến. Điều này cảnh báo tình trạng sức khỏe nguy hiểm. Vậy, nguyên nhân nào khiến rối loạn tiền đình ngày càng trẻ hóa. Cùng tìm hiểu thông tin trong bài viết sau của Vietlife.

Khái niệm rối loạn tiền đình ở người trẻ

Rối loạn tiền đình ở người trẻ là tình trạng tổn thương ở dây thần kinh số 8 cùng các đường kết nối của nó hoặc động mạch nuôi dưỡng não. Từ đó làm gián đoạn quá trình dẫn truyền, xử lý thông tin của hệ thống tiền đình ở người trẻ tuổi. Kết quả, cơ thể của người bệnh trở nên mất cân bằng. Điều này gây ra các triệu chứng như loạng choạng, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, ù tai,…

Tiền đình là một phần của hệ thần kinh nằm ở phía sau ốc tai (hai bên). Nó đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng cho cơ thể. Từ đó giúp điều khiển tư thế, điệu bộ và kết hợp với các bộ phận khác như thân, đầu, tay, chân, mắt,… lúc cử động. 

Còn dây thần kinh số 8 bắt đầu từ cầu não, vào xương đá rồi đi qua lỗ ống tai trong. Đây là đường truyền dẫn thông tin điều khiển hệ thống tiền đình giữ thăng bằng cho cơ thể.

Rối loạn tiền đình thường sẽ xuất hiện ở độ tuổi trung niên, người cao tuổi do sự suy giảm chức năng của các cơ quan tiếp nhận thông tin lẫn cảm giác. Các triệu chứng cũng như ảnh hưởng của bệnh thường sẽ nghiêm trọng hơn ở những người lớn tuổi. Mặc dù vậy, do một số yếu tố như lối sống, chế độ sinh hoạt, công việc, môi trường mà tình trạng rối loạn tiền đình ở người trẻ ngày càng gia tăng trong những năm trở lại đây.

Rối loạn tiền đình ở người trẻ
Rối loạn tiền đình ở người trẻ là tình trạng tổn thương ở dây thần kinh số 8

Dấu hiệu nhận biết người trẻ bị rối loạn tiền đình

Để nhận biết chứng rối loạn tiền đình ở người trẻ, bạn hãy chú ý đến các triệu chứng sau đây:

  • Thường xuyên bị hoa mắt, chóng mặt cũng như khó kiểm soát cơ thể. 
  • Đứng không vững, cơ thể mất thăng bằng khi thay đổi tư thế đứng hoặc ngồi.
    Có triệu chứng buồn nôn, nôn mửa, khó chịu.
  • Thường xuyên đau đầu. 
  • Thính lực giảm và thường bị ù tai.
  • Tay chân có cảm giác tê, run rẩy.
  • Khả năng tập trung bị giảm sút, trí nhớ suy giảm và có cảm giác mơ hồ.
  • Hồi hộp, cảm giác tim đập nhanh và đánh trống ngực.
  • Hơi thở nông và có dấu hiệu bị hụt hơi.

Nếu như bạn phát hiện bản thân hoặc người nhà có các dấu hiệu này, nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn điều trị kịp thời.

Rối loạn tiền đình ở người trẻ
Người bị rối loạn tiền đình dễ bị choáng váng, mất thăng bằng

Nguyên nhân khiến người trẻ mắc rối loạn tiền đình

Chứng rối loạn tiền đình có thể chỉ xảy ra trong một vài ngày. Tuy nhiên, có thể kéo dài cũng như tái phát nhiều lần. Khi đó, nguyên nhân thường sẽ phức tạp và khó xác định. Nếu như muốn điều trị bệnh hiệu quả, cần hiểu rõ nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn tiền đình. Dưới đây là những nguyên nhân rối loạn tiền đình phổ biến bạn có thể tham khảo. 

Rối loạn tiền đình ở người trẻ: Do vấn đề về huyết áp, tim mạch

Đây chính là nguyên nhân phổ biến gây ra chứng rối loạn tiền đình. Khi người bệnh bị huyết áp thấp, thiếu máu, tai biến hoặc mắc các bệnh về tim mạch,… Do hoạt động lưu thông máu đến não kém đi cho nên chức năng của hệ thống tiền đình cũng bị ảnh hưởng. 

Rối loạn tiền đình ở người trẻ: Do căng thẳng, mất ngủ kéo dài

Bên cạnh tổn thương thực thể thì chứng rối loạn tiền đình còn liên quan đến các vấn đề tinh thần như căng thẳng, mất ngủ, áp lực quá mức kéo dài. Tình trạng này thường gây ảnh hưởng đến dây thần kinh số 8, liên quan trực tiếp đến hệ thống tiền đình khiến cho thông tin không được truyền một cách chính xác.

Rối loạn tiền đình ở người trẻ
Rối loạn thần kinh khiến mất ngủ kéo dài

Rối loạn tiền đình ở người trẻ: Do các bệnh về thần kinh

Chứng rối loạn tiền đình có thể là hậu quả của các bệnh như viêm dây thần kinh, u não, u dây thần kinh, viêm tai giữa,…

Bên cạnh các nguyên nhân chủ yếu trên, tình trạng rối loạn tiền đình sẽ trở nên nghiêm trọng hơn hoặc được khởi phát bởi những yếu tố dưới đây:

  • Do mất máu quá nhiều.
  • Uống quá nhiều rượu bia.
  • Do bị nhiễm độc hoặc sử dụng một số loại thuốc trong một thời gian dài.
  • Thường xuyên sống, làm việc trong môi trường có rất nhiều tiếng ồn.
  • Thời tiết, nhiệt độ môi trường có sự thay đổi đột ngột.
  • Lười di chuyển, vận động, tập thể dục thể thao.
  • Những người quá béo hoặc là quá gầy.
  • Những người cao tuổi mắc bệnh mạn tính, bị suy giảm chức năng tại một số cơ quan.

Nhiều người bị chứng rối loạn tiền đình chính là kết quả của nhiều nguyên nhân, yếu tố nguy cơ kết hợp. Vì thế việc điều trị chứng rối loạn tiền đình này là không hề dễ dàng.

Những biến chứng, rủi ro của chứng rối loạn tiền đình ở người trẻ

Những biến chứng mà người trẻ bị rối loạn tiền đình có thể gặp phải như:

  • Dễ bị té ngã: Những triệu chứng như đau đầu, chóng mặt hoặc mất thăng bằng đặc biệt nguy hiểm khi mà người bệnh đang điều khiển phương tiện giao thông, làm việc ở trên cao. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến sự an toàn cá nhân mà nó còn có nguy cơ ảnh hưởng đến những người xung quanh.
  • Đột quỵ, tai biến: Nếu như rối loạn tiền đình ở những người trẻ tuổi là do những bệnh lý liên quan đến mạch máu não thì nguy cơ đột quỵ và tai biến sẽ dễ xảy ra hơn. Lúc này, người bệnh cần được chẩn đoán, điều trị kịp thời để có thể ngăn ngừa, giảm thiểu đi nguy cơ này.
  • Nguy cơ bị trầm cảm: Trong những năm trở lại đây, bệnh trầm cảm là hiện tượng rất đáng báo động. Những người trẻ bị rối loạn tiền đình có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống. Nguyên do là vì thường xuyên bị hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng, buồn nôn. Và những khó khăn trong sinh hoạt cũng góp phần làm trầm trọng đi cảm giác mệt mỏi, chán nản ở người trẻ.
Rối loạn tiền đình ở người trẻ
Tự té ngã là một trong những biến chứng của rối loạn tiền đình

Điều trị rối loạn tiền đình ở người trẻ như thế nào?

Những phương pháp để điều trị rối loạn tiền đình ở người trẻ cần phải căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh. Với mỗi nguyên nhân khác nhau, cách điều trị rối loạn tiền đình cần phải được điều chỉnh phù hợp. 

Theo đó, bệnh nhân có thể được chỉ định dùng thuốc hoặc áp dụng vật lý trị liệu. Điều này nhằm mục đích cải thiện triệu chứng, hỗ trợ phục hồi chức năng tiền đình.

Cách phòng ngừa rối loạn tiền đình người trẻ nên áp dụng

Những cách phòng ngừa chứng rối loạn tiền đình sau đây có thể giúp bạn giảm triệu chứng bệnh được tốt nhất. Cụ thể:

Khám sức khỏe thần kinh định kỳ

Mục đích là nhằm tầm soát và phát hiện, điều trị các bệnh lý thần kinh có liên quan để điều trị một cách kịp thời (nếu có).

Rối loạn tiền đình ở người trẻ
Người bệnh nên thăm khám định kỳ thường xuyên

Hạn chế stress, căng thẳng

Bạn cần sắp xếp cho bản thân thời gian nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý. Đồng thời cũng nên chia sẻ cảm xúc với người thân, bạn bè để giải tỏa sự căng thẳng này.

Không nên ngồi lâu trước máy tính, điện thoại

Đối với các công việc phải tiếp xúc với thiết bị điện tử thường xuyên thì cần sắp xếp thời gian giải lao, nghỉ ngơi. Lúc này, cần thay đổi tư thế, vận động nhẹ nhàng sau mỗi 1 – 2 giờ.

Không nên thức khuya

Bạn cần đảm bảo ngủ đủ trước 11 giờ, không nên thức quá khuya. 

Rối loạn tiền đình ở người trẻ
Người bệnh nên hạn chế thức khuya

Uống đủ nước mỗi ngày

Bạn nên cung cấp đủ lượng nước mỗi ngày cho cơ thể. Điều này sẽ giúp đào thải độc tố, duy trì hoạt động khỏe mạnh của hệ thần kinh. 

Tăng cường tập luyện thể dục, thể thao mỗi ngày 30 phút

Tập thể dục thường xuyên nhằm tăng cường lưu thông máu đến não. Đồng thời cũng giúp giảm căng thẳng, ngăn ngừa rối loạn tiền đình. 

Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ đúng, chuẩn

Việc tuân thủ theo phác đồ điều trị là điều vô cùng quan trọng để có thể ngăn ngừa tái phát chứng rối loạn tiền đình.

Tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng cho hệ thần kinh

Việc sử dụng vật lý trị liệu phục hồi chức năng sẽ giúp người bệnh cải thiện được vận động của cơ thể. Đồng thời cũng duy trì được sự cân bằng của hệ thống tiền đình.

Sản phẩm bình an Nano của Vietlife

Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE 0914 307 022 hoặc để lại số điện thoại trực tiếp TẠI ĐÂY để nhận tư vấn miễn phí!