Rối loạn tiền đình là bệnh lý thường gặp ở mọi lứa tuổi, phổ biến hơn ở người trưởng thành. Nếu không điều trị sớm, bệnh có thể gây ra biến chứng khó lường. Cùng tìm hiểu rối loạn tiền đình là gì trong bài viết dưới đây của Vietlife.
Khái niệm rối loạn tiền đình là gì?
Tiền đình là một hệ thống thuộc hệ thần kinh, nằm ở phía sau hai bên ốc tai có nhiệm vụ chính là duy trì tư thế, dáng bộ. Đồng thời cũng phối hợp cử động mắt, đầu, thân mình. Khi chúng ta di chuyển, tiền đình sẽ nghiêng lắc theo các động tác này để giữ được tư thế thăng bằng.
Vậy, rối loạn tiền đình là gì? Đây là bệnh lý gây ra trạng thái mất cân bằng về tư thế. Điều này khiến người bệnh thường xuyên bị chóng mặt, hoa mắt, ù tai, đi đứng lảo đảo,… Bệnh này thường rất hay tái phát, làm ảnh hưởng đến công việc, chất lượng cuộc sống.

Chứng rối loạn tiền đình có gây nguy hiểm không?
Rối loạn tiền đình có thể chỉ xuất hiện vài ngày rồi hết. Tuy nhiên cũng có thể kéo dài và tái phát nhiều lần. Tình trạng này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt, công việc mà còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Thông thường, trong cơn bệnh, nếu người bệnh cố gắng đi lại có thể bị ngã, gây chấn thương trên cơ thể. Và biến chứng nguy hiểm nhất của rối loạn tiền đình là gì? Biến chứng nguy hiểm nhất đó là gây đột quỵ máu lên não kém. Vì thế, khi phát hiện bệnh, người bệnh nên thực hiện điều trị tích cực theo hướng dẫn của bác sĩ.

Rối loạn tiền đình là gì? Nguyên nhân gây bệnh phổ biến
Điều trị rối loạn tiền đình là gì? Điều trị rối loạn tiền đình một cách triệt để, trước tiên bệnh nhân cần phải xác định rõ nguyên nhân gây bệnh. Theo đó, những nguyên nhân phổ biến dẫn đến rối loạn tiền đình gồm có:
- Do huyết áp thấp, tai biến, các bệnh về tim mạch, thiếu máu,… gây tắc mạch, máu lên não kém.
- Do căng thẳng, áp lực công việc, mất ngủ làm tổn thương hệ thống thần kinh. Khi dây thần kinh số 8 bị tổn hại, hệ thống tiền đình sẽ nhận thông tin không chính xác. Điều này gây ra tình trạng rối loạn tiền đình.
- Do hậu quả của các bệnh: u não, viêm dây thần kinh, u dây thần kinh, viêm tai giữa.
- Rối loạn tiền đình thường gặp ở người cao tuổi bị suy giảm chức năng tại một số cơ quan.
- Những người quá béo hoặc quá gầy cũng dễ mắc bệnh.
- Bị mất máu quá nhiều, quan hệ tình dục không đều đặn, uống nhiều rượu bia,… cũng là nguyên nhân gây bệnh.
- Thường xuyên sống trong môi trường có quá nhiều tiếng ồn, thời tiết chuyển mùa nhanh, ít vận động.

Những triệu chứng nổi bật của rối loạn tiền đình là gì?
Biểu hiện đặc trưng nhất của chứng rối loạn tiền đình là chóng mặt, hoa mắt, không làm chủ được tư thế, choáng váng. Bên cạnh đó, đứng lên ngồi xuống khó khăn, đặc biệt là khi quay người. Ngoài ra, người bệnh còn có triệu chứng buồn nôn hoặc nôn, đau đầu, tê chân, nhanh quên.
Bên cạnh đó, bệnh nhân bị rối loạn tiền đình còn có biểu hiện nhịp tim bệnh nhân bị rối loạn tiền đình còn có biểu hiện nhịp tim, nhịp thở nhanh, hồi hộp, đánh trống ngực, huyết áp cao,… Một số trường hợp người bệnh bị đau đầu nhiều, run rẩy, tay chân tê,…
Khi có những dấu hiệu trên, bệnh nhân nên đi khám rối loạn tiền đình. Lúc này, bác sĩ sẽ thực hiện đo điện não đồ, lưu huyết não. Hoặc các xét nghiệm hình ảnh như chụp X-quang, CT, cộng hưởng từ. Sau khi chẩn đoán chính xác bệnh, nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phương án trị rối loạn tiền đình cho người bệnh.
Rối loạn tiền đình có thể chữa khỏi được không?
Rối loạn tiền đình có thể chữa khỏi, tránh tái phát, biến chứng nếu điều trị đúng cách. Theo đó, bệnh nhân không nên tự mua thuốc để điều trị. Bởi vì có nhiều loại thuốc gây ra tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe. Vì thế, người bệnh cần nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ.
Bên cạnh việc dùng thuốc, người bệnh nên thực hiện tập luyện thường xuyên. Nên nhẹ nhàng đốt sống cổ để cho khí huyết lưu thông, giảm tình trạng thiếu máu lên não.
Đối với trường hợp người cao tuổi bị chóng mặt, kèm theo nhức đầu đột ngột, mờ mắt, sốt cao, mất thị lực, giảm thính giác,… nên đi bệnh viện khám. Bởi đó có thể gây ảnh hưởng tiêu cực của bệnh rối loạn tiền đình.
Song song với đó, bệnh nhân cũng nên tích cực điều trị các bệnh mãn tính gây rối loạn tiền đình như huyết áp thấp, tăng mỡ máu,… đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Phương pháp điều trị chứng rối loạn tiền đình là gì?
Ăn uống khoa học
Để điều trị rối loạn tiền đình, người bệnh bị mỡ máu, xơ vữa động mạch,… cần chú ý kiêng khem ăn uống. Những người cao tuổi mắc bệnh không nên lạm dụng rượu bia, cần uống đủ nước mỗi ngày.
Tập thể dục thường xuyên
Bên cạnh đó cũng nên tắm rửa bằng nước ấm trong buồng kín gió, giữ ấm cho cơ thể trong mùa lạnh. Người bệnh cũng nên vận động cơ thể thường xuyên. Tốt nhất là đi bộ mỗi ngày khoảng 60 phút, tránh ngồi quá lâu một tư thế.
Rối loạn tiền đình có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì thế, khi phát hiện bệnh, cần điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ để cải thiện chất lượng cuộc sống.
Sử dụng Bình An Nano của Vietlife
Để không mắc phải bệnh rối loạn tiền đình, bạn nên thường xuyên tập thể dục, nghỉ ngơi đầy đủ, tránh ngồi quá lâu trước màn hình máy tính. Các bài tập vận động ở vùng cổ, gáy cũng có thể giúp giảm bớt triệu chứng của căn bệnh này.
Song song với đó, chế độ sinh hoạt khoa học kết hợp điều trị kịp thời sẽ giúp cho người bệnh kiểm soát các tác động của bệnh.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng sản phẩm Bình An Nano của Vietlife Nano Pharma. Sản phẩm này chứa các dược liệu quý như Tam thất, Hoa hòe, Bạch quả được chiết xuất dưới dạng Nano. Bình An Nano cho tác dụng hiệu quả trên các các bệnh lý như thiểu năng tuần hoàn não, tai biến mạch máu não do tắc mạch.

Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE 0914 307 022 hoặc để lại số điện thoại trực tiếp TẠI ĐÂY để nhận tư vấn miễn phí!