Phục hồi sau tai biến mạch máu não thường diễn ra trong bao lâu. Thông thường, tốc độ phục hồi nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ nghiêm trọng của bệnh, các biến chứng khác. Cùng Vietlife tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây!
Khái niệm phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não
Phục hồi chức năng sau tai biến là chương trình trị liệu được thiết kế để giúp người bệnh tập lại những kỹ năng đã mất. Tùy vào phần não bị ảnh hưởng bởi đột quỵ, việc tập hồi phục chức năng có thể giúp người bệnh cải thiện vận động, nói chuyện,…
Theo nghiên cứu, những người bệnh tham gia vào chương trình hồi phục sẽ có sự cải thiện tốt hơn. Do đó, thời gian tập phục hồi sau tai biến tại nhà và ở bệnh viện được khuyến khích cho những người bị ảnh hưởng bởi đột quỵ.

Điểm qua những di chứng nặng nề do tai biến để lại
Ghi nhận, việc hồi phục sau tai biến nhanh hay chậm, có trở lại được bình thường hay không sẽ phụ thuộc trực tiếp vào tỷ lệ tổn thương. Nếu bệnh tai biến được phát hiện sớm, cấp cứu kịp thời thì vùng tổn thương là không lớn. Tuy nhiên, thời gian cấp cứu nếu kéo dài thì các tổn thương xâm lấn sẽ sâu hơn. Từ đó gây ra nhiều di chứng nguy hiểm cho người bệnh.
Những dấu hiệu nổi bật mà tai biến mạch máu não để lại:
- Nhận thức: Lúc này, người bệnh có trí nhớ kém, mất tập trung, khó tư duy, khó nói, chậm hiểu,…
- Thể chất: Người bệnh sẽ khó khăn về nhai, nuốt, tê buốt và nhức mỏi các chi, liệt nửa người.
- Cảm xúc: Những người bị tai biến thường nhạy cảm về cảm xúc, dễ nổi nóng, buồn bã, trầm cảm,…
- Những di chứng khác: Bên cạnh những triệu chứng trên, có một số người còn xuất hiện tình trạng tiểu tiện, đại tiện không tự chủ.
Phục hồi sau tai biến mạch máu não gồm những phương pháp gì?
Dưới đây là phương pháp phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não bạn có thể tham khảo:
Tư thế phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não đúng
Đối với phương pháp này, đặt tư thế người bệnh đúng sẽ giúp giảm bớt sự co cứng, đề phòng biến dạng khớp. Các tư thế đặt bệnh nhân phổ biến như:
- Nằm ngửa: Vai và hông bên liệt được kê gối mềm và khớp gối gập nhẹ. Cổ chân sẽ được kê vuông góc với cẳng chân. Điều này nhằm tránh biến dạng gập bàn chân về phía lòng bàn chân.
- Nằm nghiêng sang bên bị liệt: Vai bên liệt gập, cánh tay duỗi vuông góc với thân, thân mình nằm ngửa và chân liệt duỗi. Còn tay lành để trên thân hoặc gối đỡ ở phía lưng. Chân lành gập ở gối và háng.
- Nằm nghiêng sang bên lành: Lúc này, vai và cánh tay ở bên lành để tự do. Chân lành sẽ để duỗi. Thân mình người bệnh nằm vuông góc với mặt giường. Tay liệt dùng gối đỡ để vuông góc với thân. Còn chân liệt có gối đỡ ở tư thế gập háng, gối.
Lưu ý: Nên hướng dẫn để người bệnh tự lăn trở để đề phòng loét. Giai đoạn đầu khó khăn thì người nhà có thể hỗ trợ người bệnh lăn trở.

Cách ngồi dậy khi phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não
Những cách ngồi dậy trong quá trình phục hồi sau tai biến mạch máu não bạn có thể tham khảo:
- Ngồi dậy từ tư thế nằm ngửa: Người bệnh bám vào hai tay, cánh tay của người thân. Một tay người nhà quàng và đỡ vai người bệnh rồi cho người bệnh ngồi dậy từ từ.
- Tập các hoạt động, sinh hoạt hàng ngày: Lúc này, gia đình cần hỗ trợ người bệnh tự làm các hoạt động chăm sóc bản thân. Trong đó, người thân cần biết cách hỗ trợ bệnh nhân di chuyển từ giường sang xe lăn và ngược lại.
- Di chuyển từ giường sang xe lăn – ngược lại: Để người bị liệt ngồi ở mép giường. Để xe lăn sát bên cạnh ghế về phía bên bị liệt và mặt giường nên cao bằng ghế. Lúc này, giúp bệnh nhân nâng mông lên khỏi mặt giường xoay sang phía bên liệt để ngồi xuống xe lăn.
- Bệnh nhân tập đứng dậy: Khi mới tập đứng dậy từ tư thế ngồi, người bệnh sẽ thường có xu hướng đứng lên bằng chân lành. Khi đó, chân liệt đưa ra phía trước. Vì thế, cần chú ý sửa khi đứng dậy. Người bệnh phải dồn trọng lực đều xuống cả hai chân. Nếu khó khăn quá, người bệnh có thể đứng dậy bằng nạng. Tuy nhiên, trước khi sử dụng nạng, người bệnh cần tập đứng vững trong thanh song song trước.
Cách đứng thăng bằng cho người bệnh
Để cho người bệnh đi được thì họ cần cho họ đứng vững và đứng càng nhiều càng tốt. Đầu tiên, để cho người bệnh tập đứng ở thanh song song trước.
Còn để người bệnh đứng vững hơn, nên cho họ tập lần lượt với tay sang hai bên, sau đó cúi nhặt vật dưới đất. Thực hiện mỗi bên 10 lần. Bằng cách này có thể tập để người bệnh có thể đứng vững hơn.

Cách tập vận động cho người đang phục hồi sau tai biến mạch máu não
Những bài tập vận động sẽ giúp người bệnh dễ dàng hơn trong việc di chuyển. Đồng thời cũng đề phòng các di chứng cứng khớp. Đó là những động tác:
- Nâng hông lên khỏi mặt giường: Lúc này, người bệnh nằm ngửa, hai tay đặt dọc thân mình, hai chân gấp, đặt hai chân sát nhau. Sau đó, người bệnh nâng hông lên khỏi mặt giường, càng cao và càng lâu càng tốt.
- Cài hai tay lên phía đầu: Tay lành sẽ cài vào các ngón tay bị tê liệt, đưa hai tay duỗi thẳng về phía đầu. Người bệnh cố gắng đưa khuỷu tay hai bên ngang tai. Và sau đó, hạ hai tay về vị trí cũ. Thực hiện động tác này trong khoảng 10 – 15 lần.
Các bài tập phục hồi cơ cho người bệnh
Giai đoạn sau, khi mà người tai biến mạch máu não bắt đầu cử động được trở lại và các cơ bị co cứng. Lúc này, việc phục hồi chức năng ngoài những nội dung đã thực hiện trên thì cần thêm các bài tập phục hồi cơ.
- Vận động đề phòng co rút, biến dạng khớp: Để ngăn ngừa, hạn chế co cứng, co rút ở bên liệt, cứng khớp vai, khớp cổ chân bên liệt thì cần phải được đặt ở tư thế đúng. Đồng thời cũng tập theo tầm vận động, dùng nẹp để chỉnh hình.
- Đặt ở tư thế đúng: Nếu như hầu hết thời gian người bệnh được đặt đúng tư thế sẽ hạn chế tốt chuyện dính khớp ở bên liệt. Trong trường hợp người bệnh cử động thường xuyên, khó giữ tư thế đúng thì phải dùng nẹp chỉnh hình để định hình tư thế các chi.
- Dùng nẹp chỉnh hình để duy trì tư thế đúng: Nẹp chỉnh hình chính là dụng cụ để ngăn ngừa, nắn chỉnh sai lệch tư thế. Nguyên tắc sử dụng loại nẹp này đó là đeo càng nhiều thời gian càng tốt. Thông thường là lúc không vận động. Tuy nhiên, có thể đeo cả lúc vận động như nẹp dưới gối.

Tập luyện theo tầm vận động các khớp ở chi, thân mình cho người bệnh
Những người bị liệt nửa người ở giai đoạn sau thường sẽ bị cứng, đau khớp vai bên liệt. Lúc này, vai bên liệt vừa xệ xuống vừa ép chặt vào thân mình.
Để tránh tình trạng này, để người bệnh nằm ngửa, vai bên liệt cạnh mép giường. Một tay người tập giữ vai của người bị bệnh, tay kia cầm cẳng tay ngay trên khuỷu tay người bệnh, đưa lên phía đầu người bệnh. Đưa càng cao sẽ càng tốt, khi nào người bệnh đau thì dừng. Giữ tư thế giơ tay cao 30 giây rồi trở lại vị trí ban đầu.
- Kéo giãn cổ tay bên liệt: Cho người bệnh nằm ngửa, cánh tay gập lên phía vai 90 độ. Một tay người tập duỗi cho khuỷu tay của người bệnh thẳng ra. Còn tay kia duỗi cổ tay hết tầm, sau đó là thực hiện duỗi các ngón tay.
- Kéo giãn cổ chân: Khi cổ chân gập quá mức về lòng bàn chân thì cho người bệnh nằm ngửa và duỗi chân. Một tay người tập giữ cẳng chân của người bệnh. Tay kia sẽ dùng ngón cái, 3 ngón đối diện giữ chặt gót chân người bệnh. Để bàn chân người bệnh dựa vào cẳng tay của mình, vừa kéo gót chân người bệnh xuống vừa đẩy mũi bàn chân họ theo hướng ngược lại. Giữ tư thế này khoảng 30 giây, thực hiện 15 lần.

Tập đi, di chuyển một cách độc lập
Để cho người bệnh có thể đi lại vững, an toàn thì việc bắt đầu tập đi cần tuân theo giai đoạn cụ thể. Đó là tập đứng dậy và đứng vững, đi.
Trước khi cho người bị tai biến mạch máu não tập đứng, tập đi, nếu có rung chân thì thực hiện theo cách sau: Để người bệnh ngồi trên ghế/mép giường cho gối vuông góc, bàn chân bên liệt đặt trên nền nhà hoặc mặt phẳng cứng. Lúc này, cộng tác viên hoặc người nhà trợ giúp dùng một bàn tay giữ gối của người bệnh và ấn xuống. Điều này sẽ chống lại sự rung giật của bàn chân liệt, đẩy gối bên liệt lên. Giữ như thế cho đến khi chân bên liệt không còn giật nữa mới bắt đầu cho người bệnh tập đứng, đi.
Dụng cụ tập luyện phục hồi sau tai biến mạch máu não
Để tập phục hồi sau tai biến mạch máu não, dụng cụ để tập luyện có thể sử dụng như ròng rọc, thanh gỗ để tập khớp vai, bao cát,…
Bổ sung sản phẩm Bình An Nano của Vietlife Nano Pharma
Bên cạnh việc tập luyện, người bệnh có thể bổ sung sản phẩm Bình An Nano của Vietlife. Thành phần thiên nhiên được bào chế dưới dạng Nano cho tác dụng hiệu quả, hỗ trợ phục hồi sau tai biến mạch máu não do tắc mạch.

Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE 0914 307 022 hoặc để lại số điện thoại trực tiếp TẠI ĐÂY để nhận tư vấn miễn phí!