Những mẹo đẩy lùi cảm lạnh, cảm cúm?

Cảm cúm và cảm lạnh là hai bệnh lý khác nhau, tuy nhiên lại có những triệu chứng tương đồng như hắt hơi, sổ mũi, viêm họng,…nên rất nhiều người nhầm lẫn và nghĩ rằng hai bệnh là một. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt được cảm lạnh và cảm cúm cũng như các mẹo để đẩy lùi cảm lạnh, cảm cúm.

    1. Cảm lạnh là gì?

Cảm lạnh là bệnh viêm đường hô hấp trên phổ biến, thường xảy ra vào thời điểm giao mùa (đặc biệt là mùa đông) gây ra bởi nhiều loại virus khác nhau như Rhinovirus, Enterovirus, Coronavirus…

Các triệu chứng bệnh phổ biến gồm: đau họng, chảy nước mũi, nghẹt mũi, khó thở, chóng mặt, đau đầu, sốt nhẹ, ho có đờm, hơi gai lạnh… gây ảnh hưởng đến sức khỏe và các hoạt động sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. 

    2. Cảm cúm là gì?

Cảm cúm là một bệnh truyền nhiễm cấp tính lây truyền qua đường hô hấp, gây ra bởi virus cúm. Thường do hai chủng virus cúm A, B gây ra.

Các triệu chứng phổ biến gồm: sốt cao, ớn lạnh và đổ mồ hôi, viêm họng, kho khan, đau đầu, đau cơ, đau nhức cơ thể, mệt mỏi,…tương tự như cảm lạnh. 

Nếu chỉ quan sát triệu chứng, rất khó để phân biệt được. Tuy nhiên nhìn chung thì cảm cúm nặng hơn cảm lạnh thông thường với các triệu chứng dữ dội hơn và bắt đầu đột ngột hơn.

  • Các triệu chứng của cảm cúm thường kéo dài và đi kèm với sốt, run rẩy và đau cơ.
  • Triệu chứng cảm lạnh thường ngắn hơn và đi kèm với tình trạng chảy nước mũi và sốt nhẹ.

    3. Mẹo đẩy lùi cảm lạnh, cảm cúm từ thực phẩm quen thuộc

Ngoài sử dụng các loại thuốc để giảm các triệu chứng thì bạn nên kết hợp thêm một số loại thực phẩm có thể làm dịu các triệu chứng cảm lạnh, cảm cúm đồng thời cung cấp dưỡng chất cần thiết cho cơ thể phục hồi nhanh hơn. Đó là:

  • Nước ấm, chanh và mật ong: Pha 1 thìa mật ong và nước chanh vào ly nước ấm, uống 2 lần/ngày.

Nước ấm làm dịu cổ họng bị kích thích.

Chanh giàu vitamin C giúp cải thiện hệ thống miễn dịch.

Mật ong là chất kháng khuẩn tự nhiên có thể tiêu diệt virus gây bệnh.

Sự kết hợp của 3 loại nguyên liệu này có thể hỗ trợ điều trị cảm lạnh, cảm cúm hiệu quả.

  • Tỏi: Trộn hỗn hợp 2 nhánh tỏi với 1 cốc nước ấm, uống mỗi ngày cho tới khi giảm các triệu chứng khó chịu. 

Tỏi có chứa vitamin C, selen và các khoáng chất khác, có khả năng phòng ngừa và điều trị cảm lạnh, cảm cúm. Đồng thời, tỏi còn hoạt động như một chất dung môi, giúp thông mũi và loại bỏ các chất nhầy hiệu quả.

  • Nước dừa: Cung cấp các chất điện giải đồng thời giúp bổ sung nước cho cơ thể.

Vì vậy nước dừa giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, chống lại nhiễm trùng và cảm lạnh, cảm cúm. Ngoài ra, nước dừa còn chứa axit caprylic và axit lauric có tính chống nấm, kháng khuẩn.

  • Nghệ: Trộn 1/4 muỗng cà phê bột nghệ với 1 ly sữa ấm, uống hằng ngày.

Nghệ có chứa chất chống viêm, giúp làm giảm viêm xoang mũi, giảm triệu chứng nghẹt mũi và giảm chất nhầy dư thừa.

  • Gừng: Thêm 1 miếng gừng tươi vào nước nóng cùng 1 lát chanh và 2 muỗng mật ong, dùng uống hằng ngày. 

Đây là phương thuốc tuyệt vời giúp chữa ho, cảm lạnh, cảm cúm nhờ khả năng ngăn ngừa ho, giảm nghẹt mũi và kháng virus tốt.

Ngoài ra có thể tham khảo sử dụng TPBVSK Fastfree với thành phần được chiết xuất từ dược liệu như: Gừng, Nghệ, Hồi, Tam thất, Tỏi,…giúp hỗ trợ cải thiện các triệu chứng do cảm lạnh, cảm cúm, giảm ho, giảm đờm do viêm họng, viêm phế quản, tăng cường sức đề kháng…

Sản phẩm được nghiên cứu và sản xuất dựa trên Công nghệ hạt tải vi cấu trúc mỡ lỏng (Nanostructured lipid carriers (NLCs) mang cấu trúc 3 chiều Core-Shell giúp đa dạng hoạt tính kháng Kháng nguyên, chống viêm theo Hiệu ứng đánh hội đồng cộng hưởng (Synergistic antiviral effects against SARS-CoV-2). 

Xem chi tiết thông tin sản phẩm: (link bài viết sản phẩm)

Trên đây là những mẹo đẩy lùi cảm lạnh, cảm cúm từ thực phẩm. Mong rằng, với những gợi ý này, mọi người có thể bảo vệ và phòng ngừa các bệnh đường hô hấp cho chính bản thân cũng như gia đình, bạn bè thân yêu một cách tốt nhất. Chúc mọi người luôn khỏe mạnh!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *