MẤT NGỦ DO THƯỜNG XUYÊN ĐAU ĐẦU CẢNH BÁO BỆNH GÌ?

1. Mất ngủ cảnh báo bệnh gì? 

Mất ngủ là một triệu chứng thường gặp trong phân loại về sức khỏe tâm thần như: stress, hoang tưởng, trầm cảm, các dạng rối loạn bệnh lý,… Mất ngủ kéo dài ảnh hưởng nhiều tới lối sống sinh hoạt, sức khỏe và tinh thần. Cần cẩn trọng hơn bởi tình trạng này còn có xu hướng gia tăng. 

Những người mất ngủ bệnh lý thường kèm theo tình trạng khó vào giấc, ngủ chập chờn, ngủ không sâu giấc, hay bị cắt giấc giữa đêm và khó ngủ lại. Rất có thể nguyên nhân của chứng mất ngủ, là do ảnh hưởng của một trong các bệnh sau đây:

1.1. Bệnh trầm cảm

Mất ngủ đã được các chuyên gia chứng minh là một trong những dấu hiệu đầu tiên của bệnh trầm cảm. Theo thống kê, bị mất ngủ dài ngày là triệu chứng mà 95% bệnh nhân trầm cảm gặp phải. Mặc dù những người mắc bệnh trầm cảm vẫn cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ nhưng không thể đưa mình vào giấc ngủ. Một số người mắc bệnh còn chỉ ngủ 2 giờ mỗi ngày, hoặc họ có thể thức trắng cả ngày, cả đêm.

1.2. Viêm khớp dạng thấp

Những người bị viêm khớp dạng thấp thường xuyên gặp phải tình trạng mất ngủ. Bởi vỉ hệ miễn dịch luôn có xu thế chống lại các tác nhân gây bệnh, cùng với các khớp khỏe mạnh khiến cho phần xương, sụn khó có thể phục hồi. Tình trạng này khiến cho cơ thể của người viêm khớp dạng thấp luôn mệt mỏi, chán ăn, thèm ngủ,…Do đó, người bệnh khó dứt ra được một vòng tuần hoàn luẩn quẩn giữa bệnh viêm khớp và chứng mất ngủ. Viêm khớp gây đau đớn cả ngày lẫn đêm, khiến người bệnh khó đi vào giấc ngủ. Do thiếu ngủ mà các triệu chứng từ khớp cũng tăng lên.

Viêm khớp gây đau đớn cả ngày lẫn đêm, khiến người bệnh khó đi vào giấc ngủ.

1.3. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Người bị mất ngủ thường xuyên cũng thường mắc trào ngược dạ dày (hội chứng GERD). Đây là tình trạng mãn tính xảy ra khi acid dạ dày trào ngược vào thực quản.

Tình trạng bệnh này trở nên trầm trọng hơn khi người bệnh nằm hoặc cố gắng ngủ mỗi đêm. Sự khó chịu khi bị ợ nóng, ho rũ rượi, đau họng là tác nhân khiến người bệnh thường xuyên bị mất ngủ.

1.4. Viêm mũi dị ứng

Dù không có vẻ gì là liên quan, nhưng những bệnh nhân viêm mũi dị ứng đều có tình trạng bị mất ngủ thường xuyên. Điều này không phải là sự trùng hợp.

Khi mắc bệnh viêm mũi dị ứng, bên trong mũi sẽ sản sinh ra các chất gây nghẹt mũi. Người bệnh khi tiếp xúc cùng các chất đó, sẽ dễ dàng bị mất ngủ vào ban đêm.

1.5. Thay đổi nội tiết tố

Khi bước vào thời kì mãn kinh, phụ nữ chịu tác động suy giảm của nội tiết tố bên trong cơ thể, cùng với những thay đổi rõ rệt trong tâm trạng, tính cách. Tình trạng nổi bật nhất khi có sự thay đổi trong cơ thể, đó là mất ngủ thường xuyên, khó ngủ, ngủ không sâu giấc,…

Tùy từng người, từng trường hợp mà tình trạng có thể khác nhau. Tuy nhiên, phụ nữ vẫn có thể cải thiện được điều này bởi đây không phải là một bệnh lý.

 

2. Nguyên nhân gây đau đầu, mất ngủ 

Hiện nay, tình trạng mất ngủ, ngủ không sâu giấc không chỉ gặp ở người cao tuổi mà đang dần phổ biến ở người trẻ. Điều này ảnh hưởng không ít tới chất lượng cuộc sống và hiệu suất công việc của họ. Những nguyên nhân gây ra mất ngủ như: 

2.1. Stress, Căng thẳng

Căng thẳng, áp lực trong tài chính, công việc, học tập hoặc bị sang chấn về mặt tâm lý (ly hôn, người thân qua đời, mất việc làm…) là những nguyên nhân dẫn đến mất ngủ vô cùng phổ biến.

Mất ngủ đang dần phổ biến ở người trẻ do áp lực, căng thẳng công việc, cuộc sống.

2.2. Giờ sinh hoạt chưa hợp lý

Những người ngủ trưa nhiều, lịch đi ngủ không điều độ, thường xuyên sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ,… sẽ khó đi vào giấc ngủ hơn. 

Một nguyên nhân mất ngủ khác là do ăn quá nhiều vào buổi tối dẫn đến tình trạng khó tiêu, trào ngược dạ dày, ợ nóng,… gây khó chịu, không thể đi vào giấc ngủ.

2.3. Đau đầu do thiếu máu não

Trong trường hợp mạch máu bị hẹp hoặc bị chèn ép do thoái hóa đốt sống cổ, cục máu đông, dị dạng mạch máu, thiếu máu, suy nhược cơ thể…Biểu hiện đau đầu do thiếu máu não như đau đầu dữ dội, cảm giác có vật đè nặng lên đầu, đặc biệt khi căng thẳng và ngủ dậy. 

2.4. Đau nửa đầu

Do môi trường, di truyền làm các mạch máu co bóp bất thường, ảnh hưởng đến dây thần kinh gây ra các cơn đau nửa đầu. Cơn đau kéo dài từ 1-2 tiếng hoặc thậm chí vài ngày. 

Do môi trường, di truyền làm các mạch máu co bóp bất thường, ảnh hưởng đến dây thần kinh gây ra các cơn đau nửa đầu.

3. Giải pháp tối ưu cho người thường xuyên mất ngủ

3.1. Trị mất ngủ ban đêm bằng cách vệ sinh giấc ngủ

Vệ sinh giấc ngủ (Sleep hygiene) là những hành vi và thực hành môi trường được khuyến nghị nhằm thúc đẩy giấc ngủ đạt chất lượng tốt hơn. Đây là cách trị mất ngủ ban đêm không thể thiếu giúp người bệnh cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ. Việc vệ sinh giấc ngủ không tốt có thể sẽ dẫn đến rối loạn giấc ngủ tiên phát. Các phương pháp vệ sinh giấc ngủ như sau:  

  • Tránh các hoạt động gây kích thích thần kinh mạnh trước khi đi ngủ như xem phim kinh dị, uống cà phê, bia rượu hay tập thể dục, làm việc trên máy tính,… 
  • Hạn chế uống nước trong thời gian khoảng 2 tiếng trước khi ngủ 
  • Không ăn tối sát giờ ngủ. Thời điểm sử dụng bữa tối lý tưởng nhất là trước khi đi ngủ là khoảng 3 – 4 giờ đồng hồ. 
  • Nghe một bản nhạc êm ái để thần kinh được thư giãn, giúp dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn. 
  • Không gian phòng ngủ yên tĩnh, thoáng mát. 
  • Giường ngủ đủ rộng và êm ái. Giặt giũ chăn màn thường xuyên để có cảm giác sạch sẽ, thoải mái khi đi ngủ. 
  • Điều chỉnh nhiệt độ trong phòng ngủ phù hợp. Không để quá nóng hoặc quá lạnh. 
  • Đảm bảo phòng ngủ đủ tối để dễ dàng chìm vào giấc ngủ hơn. Bạn nên tắt hết đèn ngủ hoặc sử dụng rèm cửa để giúp ngăn không cho ánh sáng bên ngoài lọt vào. Trong trường hợp sợ bóng tối, có thể sử dụng mặt nạ che mắt khi ngủ. 

3.2. Tập thiền giúp cải thiện giấc ngủ

Ngồi thiền là phương pháp giúp cho tâm thế bạn luôn được tĩnh tâm. Đồng thời não bộ được nghỉ ngơi và thư giãn. Ngồi thiền cũng là cách giúp bạn điều hòa cơ thể, giảm các căng thẳng mệt mỏi và hình thành thói quen tốt cho đồng hồ sinh học. 

  • Bạn hãy ngồi lên một tấm thảm, giữ thẳng lưng và xếp 2 chân chéo lên nhau. 
  • Hai tay đặt lên đầu gối, cơ thể thả lòng, cúi nhẹ cằm và nhắm mắt để giúp tăng cường tập trung. 
  • Khi mới tập, bạn nên thiền từ 5 – 10 phút và tăng dần thời gian về sau. 
  • Lúc ngồi thiền, bạn hãy thở bằng mũi. Giữ cho nhịp thở luôn đều đặn và nhịp nhàng. Thực hiện kiên trì từ 1 đến 2 tuần sẽ cải thiện chứng mất ngủ một cách rõ rệt. 

3.3. Thay đổi chế độ ăn uống 

Duy trì một chế độ ăn uống khoa học có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ về đêm. Bạn nên tăng cường những thực phẩm có lợi cho não bộ và thần kinh, đồng thời cắt giảm những loại đồ ăn và thức uống có thể gây mất ngủ ra khỏi thực đơn. Cụ thể như sau: 

  • Các thực phẩm tốt cho người bị mất ngủ về đêm: Hạt sen, trứng, đậu xanh, chuối, yến mạch, sữa chua, hạt óc chó, rau diếp, mật ong, rau cải xoăn, tôm. 
  • Những thứ cần kiêng: Các món cay, thực phẩm lên men như chao, tương hay pho mát, các loại thịt chế biến sẵn như xúc xích, dăm bông, lạp xưởng, thịt xông khói, thịt đóng hộp. Ngoài ra cũng nên kiêng đồ ngọt hoặc các thức uống có đường, đồ uống có cồn. 

3.4. Ngâm chân với nước ấm trước khi ngủ

Bị mất ngủ ban đêm phải làm sao? Trước khi ngủ, bạn có thể chuẩn bị một thau nước ấm khoảng 40 – 50 độ C và ngâm chân trong khoảng 10 – 15 phút. Nhiều người cho biết, cách trị mất ngủ ban đêm này rất tốt trong việc giúp tăng cường lượng máu lưu thông, từ đó cải thiện chất lượng giấc ngủ, giúp bạn ngủ ngon và sâu giấc hơn. 

Để phát huy công dụng của cách hỗ trợ trị bệnh mất ngủ ban đêm này, bạn nên lựa chọn tư thế ngồi trên ghế tựa êm ái, duỗi chân vừa phải và thực hiện ngâm chân mỗi ngày. Khi ngâm, để nước ngập cổ chân khoảng trên mắt cá 2cm để nước ấm có thể tác động lên các huyệt đạo, giúp khí huyết trong kinh mạch lưu thông tốt hơn. 

3.5. Trị mất ngủ ban đêm với dược liệu nano

Bên cạnh việc giảm căng thẳng thần kinh và duy trì những thói quen tốt khi ngủ, bạn có thể uống bổ sung các loại dược liệu tự nhiên được bào chế bằng công nghệ nano như Ginkgo Biloba (Bạch quả) là một thảo dược quý được sử dụng phổ biến để phòng và hỗ trợ điều trị bệnh lý liên quan đến tuần hoàn máu não. Theo nghiên cứu, Ginkgo Biloba chứa tới 24% flavonoid (Ginkgo glycosid) và 6% terpenoid (Ginkgolid biloba), đây là hai hoạt chất có tác dụng tăng lưu thông máu não, cải thiện tình trạng đau đầu, mất ngủ và rối loạn giấc ngủ. Ginkgo kết hợp với Rutin (Hoa hòe) và Saponin (Tam thất) có tác dụng làm bền vững thành mạch và chống oxy hóa mạnh giúp ngăn ngừa và làm chậm quá trình lão hóa, cải thiện trí nhớ. 

Vietlife Bình An Nano chứa bộ ba dược liệu nano quý gồm Tam thất, Hoa hòe, Bạch quả tác động hiệp đồng hỗ trợ tăng tuần hoàn máu não.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *